KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG LỰC LƯỢNG TNXP (15-7-1950 - 15-7-2010)
Sáng mãi truyền thống thanh niên xung phong
11:22, 16/07/2010
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới đã có gần 300.000 nam nữ thanh niên xung phong (TNXP) làm nhiệm vụ trên các chiến trường, trong đó có gần 10.000 người đã hy sinh, 46.000 người bị thương, trên 10.000 người bị nhiễm chất độc hoá học dioxin. Trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay, hiện nay, lực lượng TNXP tiếp tục đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với tầm nhìn chiến lược đối với thế hệ trẻ trong sự nghiệp cách mạng, ngày 15-7-1950, trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Bác Hồ đã giao nhiệm vụ cho Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam tổ chức một đội thanh niên tập trung dài ngày phục vụ chiến dịch lấy tên là Đội TNXP công tác cho phù hợp với đặc điểm của thanh niên là luôn hăng hái xung phong đi đầu trong mọi nhiệm vụ.
Quyết định lịch sử ấy đã khai sinh ra Đội TNXP công tác Trung ương đầu tiên tại núi Hồng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên gồm 225 cán bộ đội viên.
Quyết định lịch sử ấy đã khai sinh ra Đội TNXP công tác Trung ương đầu tiên tại núi Hồng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên gồm 225 cán bộ đội viên.
Từ Đội TNXP công tác Trung ương, lực lượng TNXP đã không ngừng phát triển, trưởng thành theo sự lớn mạnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Với tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", TNXP đã hoạt động ngày đêm, sát cánh cùng các đơn vị lực lượng vũ trang, giao thông vận tải, dân công… hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ quan trọng: Phục vụ chiến đấu, chiến đấu, mở đường, đảm bảo giao thông, rà phá bom mìn, vận chuyển và chăm sóc thương bệnh binh…
Những chiến công của lực lượng TNXP trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đã góp phần làm nên những kỳ tích lịch sử mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Năm 1965, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân vào xâm lược miền Nam, tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, của Đoàn hàng chục vạn thanh niên từ phong trào "3 sẵn sàng" đã hăng hái tham gia các Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước.
Năm 1965, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân vào xâm lược miền Nam, tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, của Đoàn hàng chục vạn thanh niên từ phong trào "3 sẵn sàng" đã hăng hái tham gia các Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước.
Với ý chí "tim có thể ngừng đập, nhưng mạch máu giao thông không thể tắc"; "Sống anh dũng bám đường, chết kiên cường dũng cảm", quyết tâm "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" trên 200.000 TNXP đã nêu cao tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu, góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Ở miền Nam, từ phong trào "5 xung phong" hàng vạn thanh niên đã gia nhập lực lượng TNXP giải phóng miền Nam và các đơn vị TNXP ở các Quân khu, Quân đoàn và địa phương vừa làm nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu, vừa tham gia công tác xây dựng nông thôn chuẩn bị chiến trường, xây dựng làng xã chiến đấu, chống càn, xung kích vào những việc khó khăn nguy hiểm ở địa phương.
Nhiều gương chiến đấu hy sinh dũng cảm của TNXP giải phóng miền Nam đã xuất hiện như chị Võ Thị Rậm dù bị thương vẫn ôm chặt thương binh trên tay đến lúc hy sinh. Anh Hồ Văn Minh, một mình chiến đấu đánh lạc hướng và tiêu diệt 15 tên địch để đồng đội chuyển thương binh thoát ổ phục kích của giặc. Chị Hoàng Anh (Nguyễn Thị Bé) đụng địch giữa bãi trống, chị chiến đấu dũng cảm diệt 4 tên Mỹ, rồi đè mình lên trái lựu đạn mở chốt sẵn, hy sinh anh dũng không để chúng bắt.
Những đội viên TNXP đang lấp hố bom trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt năm 1966-1967 |
Nhiều gương chiến đấu hy sinh dũng cảm của TNXP giải phóng miền Nam đã xuất hiện như chị Võ Thị Rậm dù bị thương vẫn ôm chặt thương binh trên tay đến lúc hy sinh. Anh Hồ Văn Minh, một mình chiến đấu đánh lạc hướng và tiêu diệt 15 tên địch để đồng đội chuyển thương binh thoát ổ phục kích của giặc. Chị Hoàng Anh (Nguyễn Thị Bé) đụng địch giữa bãi trống, chị chiến đấu dũng cảm diệt 4 tên Mỹ, rồi đè mình lên trái lựu đạn mở chốt sẵn, hy sinh anh dũng không để chúng bắt.
Tiểu đoàn 2 TNXP Quảng Đà do chị Nguyễn Thị Thao làm Tiểu đoàn trưởng, trong 4 năm liền đã vận chuyển trên 9.000 tấn hàng, bình quân mỗi người vận chuyển trên 6 tấn/năm, trên chặng đường đi bộ 600km, đạt danh hiệu "Gương mẫu đảm đang, chân đồng vai sắt".
Năm tháng qua đi, những địa danh lịch sử ghi đậm chiến công của lực lượng TNXP cả nước như ngã ba Đồng Lộc, Truông Bồn, cầu Hàm Rồng, Cổng Trời, đường 20 quyết thắng, cua chữ A, Phà Xuân Sơn… mãi mãi là niềm tự hào, là sự cổ vũ lớn lao đối với thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay và mai sau.
Sau Đại thắng mùa xuân năm 1975, lực lượng TNXP lại tiếp tục lên đường làm nhiệm vụ xây dựng lại đất nước ta "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn". Một số địa phương đã thành lập các Đội TNXP tập trung xung kích khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng các vùng kinh tế mới, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Hiện nay, cả nước có 30 tỉnh, thành phố và một số doanh nghiệp Nhà nước có tổ chức TNXP với gần 100 đơn vị cơ sở, sử dụng trên 5 vạn lao động là thanh niên. Các đơn vị TNXP đang là lực lượng xung kích thực hiện những nhiệm vụ chính trị khó khăn của địa phương, xây dựng những mô hình phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả, được các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao như tham gia xây dựng đường Hồ Chí Minh, đảo Thanh niên Cồn Cỏ, Bạch Long Vĩ, xây dựng làng thanh niên, khu kinh tế thanh niên.
Với những chiến công, thành tích đã đạt được, lực lượng TNXP Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý như: Huân chương Độc lập hạng nhất năm 1978; Huân chương Hồ Chí Minh năm 1997; Danh hiệu Anh hùng LLVTND năm 1997; 53 tập thể được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND, Anh hùng Lao động; hơn 100 cá nhân được phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND, Anh hùng Lao động…
Nhiều cựu TNXP đã thành đạt trên các mặt: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững và phát huy truyền thống phẩm chất TNXP, tiếp tục đóng góp công sức trí tuệ, kinh nghiệm vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Theo
CAND
Ý kiến bạn đọc