Multimedia Đọc Báo in

“Một vị Đại tướng sao mà giản dị, quần chúng đến thế”

08:40, 08/10/2013
Vừa đào xong hầm trú ẩn về chưa cơm nước gì thì Tham mưu trưởng Tỉnh đội đến gọi tôi và mấy anh em lên gặp và trao nhiệm vụ: “Đồng chí dẫn tiểu đội về xã Ngư Thủy ngay trưa nay, mang theo lệnh này đưa cho xã đội trưởng; tổ của đồng chí cùng với chính quyền địa phương tu tạo lại công sự, đặc biệt là hầm trú ẩn, hầm chỉ huy của đại đội pháo binh nữ xã Ngư Thủy; báo kết quả về Tỉnh đội 5 giờ chiều nay; tổ  thông tin 2W cùng đi làm nhiệm vụ với các đồng chí”.

Về đến xã Ngư Thủy tôi cùng các đồng chí trong Đảng ủy, Ủy ban hành chánh, cán bộ xã đội và dân quân xã Ngư Thủy ra ngay bờ biển làm nhiệm vụ.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp khen ngợi nhân dân địa phương và anh chị em công nhân đội vận tải thuyền sông Gianh (Quảng Bình) đã góp phần tích cực vào việc vận chuyển hàng ra tiền tuyến năm 1968.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp khen ngợi nhân dân địa phương và anh chị em công nhân đội vận tải thuyền sông Gianh (Quảng Bình) đã góp phần tích cực vào việc vận chuyển hàng ra tiền tuyến năm 1968.

3 giờ sáng ngày 10-12-1967, đồng chí tổ trưởng thông tin báo với tôi: “6 giờ sáng mai Tỉnh đội về kiểm tra, đồng chí dẫn thêm 2 người ra đường Quốc lộ 1 đón đoàn”.

Chưa ra đến QL1 đã thấy một tốp người mặc áo lính đã đi bộ vào rừng dương liễu chống cát nam Quảng Bình cách đường QL1 khoảng 1 km. Chúng tôi cứ ngẩn người ra: “Ai như Đại tướng Võ Nguyên Giáp!” (vì chúng tôi ai cũng biết mặt của Đại tướng qua các bức ảnh trên báo chí).

Tham mưu trưởng Tỉnh đội nói: “Bí mật, các đồng chí tuyệt bí mật!”.

- Bí mật gì mà bí mật, chính tau đây! Đại tướng cười rồi hỏi “Bọn bay vất vả lắm phải không?”.

Chưa ai kịp trả lời thì đồng chí Lê Chiêu Bảng láu cá túm lấy tôi nói khẽ: “Đại tướng mô mà Đại tướng! Đại tướng thì phải gương mẫu xưng hô đúng điều lệnh chứ”.

Đại tướng cười hiền hậu: “Chào các đồng chí! Các đồng chí có khỏe không?”.

Thì ra đồng chí Bảng nói khẽ thế mà cách 3-4 mét Đại tướng vẫn nghe. Chúng tôi ai nấy đều lo lắng không biết Đại tướng có phật lòng với câu nói của đồng chí Bảng hay không.

Đại tướng đi giày vải chiến sĩ, chân lún sâu xuống cát, lại lội qua những chỗ lầy, nước đọng, mồ hôi trán đổ xuống. Thấy Đại tướng đi bộ quá vất vả, đồng chí Trần Cát Huy to khỏe chạy lại sát Đại tướng vừa thở dồn vừa nói: “Thưa Đại tướng, để em cõng Đại tướng qua những chỗ này”; rồi cúi ngay xuống ôm quàng lưng ông. Đại tướng cười và nói to: “Khoan đã!” rồi nghiêm giọng nói: “Đồng chí được lệnh ai?”. Đại tướng cười cảm ơn rồi khoát tay từ chối.

Lúc đó Đại tướng tháo luôn đôi giày, xắn quần lên cao, đi rất khỏe, chúng tôi chạy theo mà không kịp thở.

Ra đến trận địa pháo, theo hướng dẫn của đồng chí xã đội trưởng và đồng chí The nữ đại đội trưởng pháo binh xã Ngư Thủy, Đại tướng đi kiểm tra từng căn hầm, từng vị trí các khẩu đội đặt pháo. Đại tướng hỏi thăm tình hình và sức khỏe từng nữ pháo thủ. Đại tướng bắt tay từng nữ chiến sĩ: “Các cháu giỏi lắm, mà không giỏi sao được! Phụ nữ Việt Nam là con cháu của Bà Trưng, Bà Triệu mà”.

- Đại tướng quá khen các cháu rồi! - Nữ đại đội trưởng pháo binh xã Ngư Thủy nói tiếp: “Thưa Đại tướng, chẳng qua giặc đến nhà thì đàn bà cũng phải đánh! Các cháu mới bắn được một tàu thủy Mỹ thì có chi mà giỏi”.

Đại tướng lại cười rất tươi. Đoàn cán bộ Tỉnh đội và chính quyền xã Ngư Thủy ai cũng cười theo sảng khoái.

Đại tướng căn dặn xã đội trưởng luôn luôn chăm lo sức khỏe, động viên vật chất tinh thần chiến đấu cho các nữ chiến sĩ.

Buổi trưa và buổi chiều, tiểu đội trinh sát của tôi được ăn cơm nắm cùng Đại tướng bên gốc dương liễu trên bờ biển xã Ngư Thủy. Đêm hôm đó tận khuya Đại tướng cùng đoàn cán bộ Tỉnh đội Quảng Bình mới rời trận địa pháo binh xã Ngư Thủy ra về. Tiểu đội tôi còn ở lại đến 3 ngày sau. Trước lúc chia tay tiểu đội trinh sát, Đại tướng ôm hôn từng chiến sĩ và nói: “Con gái Ngư Thủy là vậy đó, chúng bay là bộ đội chính quy mà thua chúng nó là chúng nó cười cho đấy”.

Đời tôi có diễm phúc được gặp Đại tướng 2 lần nhưng lần này là lâu nhất được chuyện trò và dùng cơm với Đại tướng. Hình bóng Đại tướng cứ khắc sâu vào ký ức của tôi theo tôi suốt cả quãng đời. Một vị Đại tướng sao mà giản dị, quần chúng đến thế.

3 giờ sáng ngày 10-12-1967 đồng chí tổ trưởng thông tin báo với tôi: “6 giờ sáng mai Tỉnh đội về kiểm tra, đồng chí dẫn thêm 2 người ra đường Quốc lộ 1 đón đoàn”.

Chưa ra đến QL1 đã thấy một tốp người mặc áo lính đã đi bộ vào rừng dương liễu chống cát nam Quảng Bình cách đường QL1 khoảng 1 km. Chúng tôi cứ ngẩn người ra: “Ai như Đại tướng Võ Nguyễn Giáp!” (vì chúng tôi ai cũng biết mặt của Đại tướng qua các bức ảnh trên báo chí).

Tham mưu trưởng Tỉnh đội nói: “Bí mật, các đồng chí tuyệt bí mật!”.

- Bí mật gì mà bí mật, chính tau đây! Đại tướng cười rồi hỏi “Bọn bay vất vả lắm phải không?”.

Chưa ai kịp trả lời thì đồng chí Lê Chiêu Bảng láu cá túm lấy tôi nói khẽ: “Đại tướng mô mà Đại tướng! Đại tướng thì phải gương mẫu xưng hô đúng điều lệnh chứ”.

Đại tướng cười hiền hậu: “Chào các đồng chí! Các đồng chí có khỏe không?”.

Thì ra đồng chí Bảng nói khẽ thế mà cách 3-4 mét Đại tướng vẫn nghe. Chúng tôi ai nấy đều lo lắng không biết Đại tướng có phật lòng với câu nói của đồng chí Bảng hay không.

Đại tướng đi giày vải chiến sĩ, lún sâu xuống cát, lại lội qua những chỗ lầy, nước đọng, mồ hôi trán đổ xuống. Thấy Đại tướng đi bộ quá vất vả, đồng chí Trần Cát Huy to khỏe chạy lại sát Đại tướng vừa thở dồn vừa nói: “Thưa Đại tướng, để em cõng Đại tướng qua những chỗ này”; rồi cúi ngay xuống ôm quàng lưng ông. Đại tướng cười và nói to: “Khoan đã!” rồi nghiêm giọng nói: “Đồng chí được lệnh ai?” Đại tướng cười cảm ơn rồi khoát tay từ chối.

Lúc đó Đại tướng tháo luôn đôi giày, xắn quần lên cao, đi rất khỏe, chúng tôi chạy theo mà không kịp thở.

Ra đến trận địa pháo, theo hướng dẫn của đồng chí xã đội trưởng và đồng chí The nữ đại đội trưởng pháo binh xã Ngư Thủy, Đại tướng đi kiểm tra từng căn hầm, từng vị trí các khẩu đội đặt pháo. Đại tướng hỏi thăm tình hình và sức khỏe từng nữ pháo thủ. Đại tướng bắt tay từng nữ chiến sĩ: “Các cháu giỏi lắm, mà không giỏi sao được! Phụ nữ Việt Nam là con cháu của Bà Trưng, Bà Triệu mà”.

- Đại tướng quá khen các cháu rồi! - Nữ đại đội trưởng pháo binh xã Ngư Thủy nói tiếp: “Thưa Đại tướng, chẳng qua giặc đến nhà thì đàn bà cũng phải đánh! Các cháu mới bắn được một tàu thủy Mỹ thì có chi mà giỏi”.

Đại tướng lại cười rất tươi. Đoàn cán bộ Tỉnh đội và chính quyền xã Ngư Thủy ai cũng cười theo sảng khoái.

Đại tướng căn dặn xã đội trưởng luôn luôn chăm lo sức khỏe, động viên vật chất tinh thần chiến đấu cho các nữ chiến sĩ.

Buổi trưa và buổi chiều, tiểu đội trinh sát của tôi được ăn cơm nắm cùng Đại tướng bên gốc dương liễu trên bờ biển xã Ngư Thủy. Đêm hôm đó tận khuya Đại tướng cùng đoàn cán bộ Tỉnh đội Quảng Bình mới rời trận địa pháo binh xã Ngư Thủy ra về. Tiểu đội tôi còn ở lại đến 3 ngày sau. Trước lúc chia tay tiểu đội trinh sát, Đại tướng ôm hôn từng chiến sĩ và nói: “Con gái Ngư Thủy là vậy đó, chúng bay là bộ đội chính quy mà thua chúng nó là chúng nó cười cho đấy”.

Đời tôi có diễm phúc được gặp Đại tướng 2 lần nhưng lần này là lâu nhất được chuyện trò và dùng cơm với Đại tướng. Hình bóng Đại tướng cứ khắc sâu vào ký ức của tôi theo tôi suốt cả quãng đời. Một vị Đại tướng sao mà giản dị, quần chúng đến thế.

Lê Chiêu Cường

(Hội CCB xã Pơng Đrang, Krông Buk –

nguyên Tiểu đội trưởng trinh sát Tỉnh đội Quảng Bình)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.