Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo lấy ý kiến đóng góp biên soạn Lịch sử Đảng bộ huyện Krông Bông giai đoạn 1975-2015

15:48, 14/09/2016

Vừa qua, Huyện ủy Krông Bông đã tổ chức Hội thảo lần thứ 3 lấy ý kiến đóng góp vào cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Krông Bông giai đoạn 1975-2015”. Tham dự Hội thảo có các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy; Ban Tuyên giáo Huyện ủy; các đồng chí nguyên là Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy các khóa...

Nội dung, bố cục dự thảo “Lịch sử Đảng bộ huyện Krông Bông giai đoạn 1975-2015” gồm có hai phần chính: Phần mở đầu: Krông Bông - vùng đất con người. Phần nội dung chính: Đảng bộ Krông Bông trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa 1975 – 2015, gồm ba chương: Chương I: Xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng, giữ vững an ninh chính trị, từng bước phát triển kinh tế - xã hội 1975-1986; Chương II: Đảng bộ lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng 1986-1996; Chương III: Đảng bộ lãnh đạo tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1996-2015.

 Đa số ý kiến tại hội thảo lần này cho rằng bản thảo “Lịch sử Đảng bộ huyện giai đoạn 1975-2015” đã được biên soạn công phu, cô đọng, chính xác. Tuy nhiên còn một số vấn đề cần chỉnh sửa và bổ sung để  hoàn thiện như: thêm số liệu tổng diện tích toàn huyện; chỉnh sửa câu chữ, văn phong; thêm một số nội dung trong các bài học kinh nghiệm; đánh giá thêm lĩnh vực đoàn thanh niên; đặc biệt cần nhấn mạnh những khó khăn, vất vả của giai đoạn sau ngày giải phóng 1975-1981…

Trên cơ sở những ý kiến góp ý của các đại biểu, Ban biên soạn sẽ tiến hành biên tập hoàn thiện, in ấn xuất bản cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Krông Bông giai đoạn 1975-2015” trong thời gian tới.

Thanh Hòa


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.