Multimedia Đọc Báo in

LinkHouse Miền Trung chung tay phát triển đô thị tại Buôn Ma Thuột

10:18, 20/03/2020

Khi quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng khiến khu vực trung tâm thành phố ngày càng trở nên quá tải, việc hình thành các đô thị vệ tinh là điều tất yếu sẽ diễn ra. Được định hướng trở thành thủ phủ Tây Nguyên, liệu rằng Buôn Ma Thuột có nằm ngoài xu hướng này?

Buôn Ma Thuột và xu hướng phát triển đô thị vệ tinh

Đô thị vệ tinh là xu hướng chung mà các thành phố lớn đang hướng tới nhằm giải quyết những áp lực lên đô thị trung tâm như ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông... Tại các thành phố sầm uất như Hà Nội và Hồ Chí Minh, xu hướng phát triển đô thị vệ tinh ở các vùng ven để khai thác quỹ đất rộng nhằm xây dựng không gian sống chất lượng đã và đang diễn ra ngày càng phổ biến.

Buôn Ma Thuột là đô thị miền núi có dân số lớn nhất Việt Nam, trong đó hơn 80% dân số sống tại khu vực nội thành. Dự báo đến năm 2025, quy mô dân số Buôn Ma Thuột vào khoảng 550.000 người. Có thể thấy, Buôn Ma Thuột là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ nhất khu vực Tây Nguyên với tỷ lệ đô thị hóa là 65%, cao hơn mức trung bình của khu vực là 58% (số liệu năm 2018). Thống kê năm 2019, diện tích lập quy hoạch phân khu tại Buôn Ma Thuột tăng 2,74 lần so với giai đoạn trước năm 2010.

 Đô thị vệ tinh thường khai thác quỹ đất vùng ven để xây dựng không gian sống chất lượng
Đô thị vệ tinh thường khai thác quỹ đất vùng ven để xây dựng không gian sống chất lượng

Khi tốc độ đô thị hóa tăng nhanh sẽ kéo theo những phát sinh về vấn đề xã hội. Theo ghi nhận trong thời gian gần đây, thành phố Buôn Ma Thuột đã bắt đầu xảy ra tình trạng kẹt xe cục bộ tại một số tuyến đường trung tâm và nút giao thông lớn.

Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xác định mục tiêu xây dựng và phát triển Buôn Ma thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Cũng theo đề án này, định hướng phát triển thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2025 sẽ được điều chỉnh phát triển chủ yếu dọc theo hướng Đông Bắc và Tây Nam, cấu trúc đô thị được chia thành: vùng đô thị và vùng vành đai xanh.

Trong tương lai, tốc độ đô thị hóa tại Buôn Ma Thuột sẽ còn tăng trưởng nhanh chóng khi các dự án lớn hoàn thành và đi vào hoạt động, thu hút một lượng lớn cư dân từ các tỉnh thành lân cận đến làm việc, sinh sống. "Phố núi Tây Nguyên" được dự báo sẽ không nằm ngoài xu hướng phát triển các đô thị vệ tinh, nhằm giải quyết vấn đề nhà ở và nâng cao chất lượng không gian sống cho cư dân.

Flame City – trung tâm đô thị tương lai

Là một trong những dự án thuộc khu đô thị phía Bắc đường vành đai phía Tây thành phố Buôn Ma Thuột - nơi được nhận định là vùng đất có nhiều lợi thế về vị trí, hạ tầng cùng những tài nguyên thiên nhiên sẵn có, Flame City (KDC Hà Huy Tập, phường Tân An) đang trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.

Flame City sở hữu nhiều lợi thế vượt trội về hạ tầng và kết nối
Flame City sở hữu nhiều lợi thế vượt trội về hạ tầng và kết nối

Theo chia sẻ của Ông Lê Đại Việt – Giám đốc R&D, Công ty Cổ phần Bất Động Sản LinkHouse Miền Trung: “Đất nền tại khu vực phường Tân An hiện đang nằm khoảng từ 16 - 20 triệu/m2, trong khi đó giá BĐS một số khu vực trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột đã lên đến 26 - 35 triệu/m2. Với xu hướng dịch chuyển như hiện nay, khu vực này được đánh giá là có nhiều tiềm năng để tăng giá vượt trội trong vài năm tới. Theo đó, Flame City là một trong những dự án tiên phong giải quyết bài toán về nhu cầu an cư và tận hưởng cuộc sống với mức giá phù hợp.”

Flame City tiếp giáp đường Hà Huy Tập, là tâm điểm của trục liên kết giữa thành phố Buôn Ma Thuột và huyện Cư M'gar. Hơn nữa, trong vòng bán kính 3km bao quanh dự án là chuỗi tiện ích ngoại khu đa dạng như: trường học, bệnh viện, trung tâm mua sắm… Nhờ vị trí tiềm năng này, Flame City được kỳ vọng trở thành khu đô thị đón đầu cuộc sống thịnh vượng trong tương lai.

Đây là dự án hiếm hoi ở Buôn Ma Thuột thời điểm hiện tại sở hữu 100% hướng nhìn công viên và trục đường chính. Ngoài ra, điểm nhấn của dự án còn nằm ở mật độ mảng xanh cực lớn với 3 công viên nội khu tổng diện tích 2,6 ha. Không chỉ đóng vai trò là “lá phổi xanh” điều hòa không khí, 3 công viên này còn được xem là điểm nhấn đặc biệt cho dự án, tái hiện rõ nét những bản sắc văn hóa đặc trưng của Tây Nguyên đại ngàn.

Đáp ứng nhu cầu an cư và đầu tư
Đáp ứng nhu cầu an cư và đầu tư

Với tiềm lực tài chính mạnh mẽ và kinh nghiệm 15 năm trên thị trường BĐS, chủ đầu tư dự án - Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Ân Phú không chỉ cam kết về tiến độ, pháp lý, mà còn kỳ vọng biến Flame City trở thành một khu đô thị “bản sắc”, hình thành không gian sống xanh, hiện đại, bền vững cho mọi cư dân.

Linkhouse Miền Trung tự hào là đơn vị tư vấn chiến lược dự án Flame City, góp phần chung tay xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung ngày càng phồn vinh.

Trụ sở chính: 320 đường 2/9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng

VPCN Buôn Ma Thuột: 68 Trần Nhật Duật, P.Tân Lợi, TP.Buôn Ma Thuột

           Hotline: 0901 13 63 83

           Website: www.linkhousemientrung.com.vn

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.