Multimedia Đọc Báo in

Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm: Di sản quý của khu vực châu Á - Thái Bình Dương

22:09, 04/06/2012

Giữa tháng 5 vừa qua, tại Hội nghị của UNESCO khu vực châu Á-Thái Bình Dương tổ chức tại thủ đô Bangkok (Thái Lan), Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm đã chính thức được công nhận là Di sản tư liệu khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Nhân sự kiện trọng đại này, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số nét cơ bản của di sản tư liệu quý hiếm nói trên.

Chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang.
Chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang.

Chùa Vĩnh Nghiêm nằm ở thôn Quốc Khánh, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Ngôi chùa cổ này từng là trung tâm đào luyện tăng đồ, văn phòng, nơi cất giữ hồ sơ tăng ni toàn quốc của Giáo hội Phật giáo thuộc Thiền phái Trúc Lâm từ đầu thế kỷ 14. Có thể nói rằng, thời nhà Trần có hai kinh đô, một kinh đô hành chính là Thăng Long (Hà Nội ngày nay) và một kinh đô tôn giáo là vùng núi Yên Tử (Quảng Ninh, Bắc Giang), trong đó chùa Vĩnh Nghiêm là trung tâm. Đây là chốn tổ, nơi phụng thờ tam tổ Thiền phái Trúc Lâm: Phật hoàng Trần Nhân Tông (tổ thứ nhất) và hai đệ tử là Thiền sư Pháp Loa Đồng Kiên Cương (tổ thứ hai) và Huyền Quang Lý Đạo Tái (tổ thứ ba). Đầu thế kỷ 20, khi đạo Phật được chấn hưng, thống nhất toàn quốc, chùa Vĩnh Nghiêm được chọn làm văn phòng của Giáo hội Phật giáo Bắc Kỳ, Việt Nam. 

Một trong những di sản văn hóa đặc biệt quý giá ở chùa Vĩnh Nghiêm là kho mộc bản gồm 3.050 tấm ván cơ bản được san khắc trong khoảng thời gian từ 1873 đến 1935 trên cơ sở các kinh/sách được biên soạn từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 17 để in kinh, sách, luật giới nhà Phật làm công cụ truyền bá tư tưởng, triết lý của Phật giáo Trúc Lâm. Đây là bộ mộc bản gốc, duy nhất của Thiền phái Trúc Lâm hiện còn lưu giữ được tại chùa Vĩnh Nghiêm; là kho tư liệu quý giá giúp cho việc nghiên cứu về quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam, đồng thời là tư liệu sinh động về một thiền phái Phật giáo của Việt Nam mà tư tưởng, triết lý của nó là sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa giáo lý, tư tưởng của Thiền và thực tiễn đấu tranh thắng lợi chống giặc ngoại xâm, chống lại sự bành trướng của đế quốc Nguyên - Mông vào thế kỷ 13 của một dân tộc yêu hòa bình, đoàn kết, tự lực tự cường.Việc san khắc mộc bản rồi ấn hành ở chùa Vĩnh Nghiêm là một bước ngoặt quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình chấn hưng Phật phái Trúc Lâm cùng đời sống Phật giáo Việt Nam thời kỳ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Hiện nay, mẫu chữ Nôm từ sách Thiền tông bản hạnh - một phần của mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm đã được Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm (The Vietnamese Nôm Preservation Foundation, USA) lấy làm mẫu cho font chữ Nôm trên mã Unicode (ký hiệu NomNaTongLight.ttf) và được cài đặt vào máy tính trên toàn thế giới.

Thiền phái Trúc Lâm được thành lập và hưng thịnh, trở thành quốc giáo dưới thời Trần (thế kỷ 13-14). Thời kỳ đó, dân chúng sùng kính đạo Phật, chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi. Phật giáo Trúc Lâm thời Trần là một yếu tố quan trọng liên kết nhân tâm, và giúp các nhà chính trị đời Trần áp dụng những chính sách bình dị, thân dân, và hòa hiếu với lân bang (ví dụ như quan hệ hòa hiếu với hai nước láng giềng Chămpa, Ai Lao). Tư tưởng, giáo lý của Thiền phái Trúc Lâm được đúc kết, phát triển từ thực tiễn đấu tranh của dân tộc trước giặc ngoại xâm đã trở thành tư tưởng của dân tộc, nét văn hóa của người Việt, là yếu tố tạo nên nét riêng của người Việt Nam. Đạo lý sống, tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm đã giúp cho các bậc quân vương của Việt Nam xây dựng nên một quốc gia độc lập, hưng thịnh với những thành tựu văn hóa, khoa học, quân sự to lớn. Chùa Vĩnh Nghiêm được mở rộng vào thời Trần (thế kỷ 13 -14), trở thành trung tâm đào tạo tăng đồ của Thiền phái Trúc Lâm. Cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, chùa Vĩnh Nghiêm trở thành một trung tâm ấn hành, xuất bản lớn của Phật giáo Việt Nam. Bộ mộc bản còn lưu giữ hiện nay được san khắc tại đây vào thời kỳ này. Ngay từ khi mới sáng lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (cuối thế kỷ 13), Trần Nhân Tông đã cho biên tập, san khắc, in ấn một số kinh, sách, trước tác quan trọng để phổ biến giáo lý, tư tưởng hành đạo của nhà Phật nói chung và các vị cao tăng thiền phái Trúc Lâm nói riêng. Nhà sư Tịnh Phương pháp hiệu Tâm Viên (1819 – 1889) là người tổ chức san khắc mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm những năm cuối thế kỷ 19 và Hòa thượng Thích Thanh Hanh (1840 - 1936), trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm là người tổ chức san khắc mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm những năm 1932 – 1935. Người trực tiếp chế tác mộc bản (bao gồm các khâu: chọn gỗ, xử lý gỗ, viết chữ, khắc chữ, khắc trang trí) là thợ thuộc các phường chuyên nghề khắc mộc bản ở Liễu Tràng (tỉnh Hải Dương), một làng quê chuyên làm nghề khắc mộc bản từ lâu đời. Họ được các vị trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm mời đến làm công việc khắc mộc bản tại chùa, trực tiếp thực hiện các công đoạn: chế tác mộc bản, in ra sách, đóng sách. Kho mộc bản được san khắc công phu, cầu kỳ, tốn kém nhiều công sức. Người thợ khắc phải là người đa năng: giỏi chữ Hán, chữ Nôm, có bàn tay khéo léo, có con mắt tinh tường, bản tính kiên trì, nhẫn nại, thận trọng và trình độ thẩm mỹ cao mới tạo ra được các mộc bản này. Phía nhà chùa có vai trò tổ chức và giám sát công việc chung và lưu trữ, phát hành đến các ngôi chùa khác và phật tử. Mỗi mảnh ván khắc ở chùa Vĩnh Nghiêm đều xứng đáng là tác phẩm điêu khắc nghệ thuật. Nội dung ngoài giá trị răn dạy người đời tu tâm còn xứng đáng là tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị... Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là bộ mộc bản duy nhất hiện còn để in  kinh/sách/luật giới của Thiền phái Trúc Lâm.  Qua nghiên cứu các bản in rập trước đây, đặc biệt là các bản in rập vào đầu thế kỷ 20 hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam, có thể khẳng định bộ mộc bản này là nguyên gốc từ khi khắc, chưa từng được sửa chữa, thay đổi.

 Tại Việt Nam hiện nay có hàng nghìn ngôi chùa thuộc Thiền phái Trúc Lâm, trong đó có hàng trăm thiền viện lớn gắn với tên/tự danh Thiền phái Trúc Lâm và sơn môn tổ đình Vĩnh Nghiêm. Trên thế giới, thiền viện mang đặc trưng tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm cũng phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng sâu rộng đến phật tử ở các nước sở tại. Ví  dụ, ở Anh hiện có 57 thiền viện, CH Ailen (12), Áo ( 4), Ba Lan (3), Bỉ (5), Bồ Đào Nha (1), Brasin (11), Canađa (30), Châu Á (13 - không kể Việt Nam), châu Phi (2)... Tư tưởng, giáo lý Thiền phái Trúc Lâm nói chung, tư tưởng thiền phái Trúc Lâm có trong các mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm nói riêng hiện nay được phổ biến, truyền dạy đến Phật tử thông qua hệ thống tài liệu, giáo trình, sách vở, bài giảng của các thiền sư có uy tín trong và ngoài nước, tiêu biểu là Hòa thượng Thích Thanh Từ, Hòa thượng Thích Nhất Hạnh và Thiền sư Thích Huyền Diệu.  Thiền phái Trúc Lâm còn có đóng góp lớn với quá trình phát triển của hệ thống văn tự Viêt Nam. Chữ Nôm – văn tự của người Việt chỉ được dùng lẻ tẻ ở thời kì trước đó, bắt đầu được sử dụng một cách có hệ thống trong trước tác của các cao tăng Thiền phái Trúc Lâm. Họ sử dụng chữ Nôm để viết lời thuyết pháp dưới dạng văn vần (tiện cho việc phổ biến giáo lý Thiền phái Trúc Lâm vào dân gian). Những lời thuyết pháp là những tổng kết ngắn gọn dưới dạng thơ hoặc là những diễn giải tư tưởng Phật học dưới lăng kính của người Việt Nam. Đây cũng là điểm thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến chiêm bái, tìm hiểu lịch sử Việt Nam và khu vực, học tập tư tưởng nhập thế của Thiền phái Trúc Lâm.

Duy Hùng (tổng hợpGiữa tháng 5 vừa qua, tại Hội nghị của UNESCO khu vực châu Á-Thái Bình Dương tổ chức tại thủ đô Bangkok (Thái Lan), Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm đã chính thức được công nhận là Di sản tư liệu khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Nhân sự kiện trọng đại này, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số nét cơ bản của di sản tư liệu quý hiếm nói trên.

Chùa Vĩnh Nghiêm nằm ở thôn Quốc Khánh, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Ngôi chùa cổ này từng là trung tâm đào luyện tăng đồ, văn phòng, nơi cất giữ hồ sơ tăng ni toàn quốc của Giáo hội Phật giáo thuộc Thiền phái Trúc Lâm từ đầu thế kỷ 14. Có thể nói rằng, thời nhà Trần có hai kinh đô, một kinh đô hành chính là Thăng Long (Hà Nội ngày nay) và một kinh đô tôn giáo là vùng núi Yên Tử (Quảng Ninh, Bắc Giang), trong đó chùa Vĩnh Nghiêm là trung tâm. Đây là chốn tổ, nơi phụng thờ tam tổ Thiền phái Trúc Lâm: Phật hoàng Trần Nhân Tông (tổ thứ nhất) và hai đệ tử là Thiền sư Pháp Loa Đồng Kiên Cương (tổ thứ hai) và Huyền Quang Lý Đạo Tái (tổ thứ ba). Đầu thế kỷ 20, khi đạo Phật được chấn hưng, thống nhất toàn quốc, chùa Vĩnh Nghiêm được chọn làm văn phòng của Giáo hội Phật giáo Bắc Kỳ, Việt Nam

 Một trong những di sản văn hóa đặc biệt quý giá ở chùa Vĩnh Nghiêm là kho mộc bản gồm 3.050 tấm ván cơ bản được san khắc trong khoảng thời gian từ 1873 đến 1935 trên cơ sở các kinh/sách được biên soạn từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 17 để in kinh, sách, luật giới nhà Phật làm công cụ truyền bá tư tưởng, triết lý của Phật giáo Trúc Lâm. Đây là bộ mộc bản gốc, duy nhất của Thiền phái Trúc Lâm hiện còn lưu giữ được tại chùa Vĩnh Nghiêm; là kho tư liệu quý giá giúp cho việc nghiên cứu về quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam, đồng thời là tư liệu sinh động về một thiền phái Phật giáo của Việt Nam mà tư tưởng, triết lý của nó là sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa giáo lý, tư tưởng của Thiền và thực tiễn đấu tranh thắng lợi chống giặc ngoại xâm, chống lại sự bành trướng của đế quốc Nguyên - Mông vào thế kỷ 13 của một dân tộc yêu hòa bình, đoàn kết, tự lực tự cường.Việc san khắc mộc bản rồi ấn hành ở chùa Vĩnh Nghiêm là một bước ngoặt quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình chấn hưng Phật phái Trúc Lâm cùng đời sống Phật giáo Việt Nam thời kỳ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Hiện nay, mẫu chữ Nôm từ sách Thiền tông bản hạnh - một phần của mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm đã được Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm (The Vietnamese Nôm Preservation Foundation, USA) lấy làm mẫu cho font chữ Nôm trên mã Unicode (ký hiệu NomNaTongLight.ttf) và được cài đặt vào máy tính trên toàn thế giới.

Thiền phái Trúc Lâm được thành lập và hưng thịnh, trở thành quốc giáo dưới thời Trần (thế kỷ 13-14). Thời kỳ đó, dân chúng sùng kính đạo Phật, chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi. Phật giáo Trúc Lâm thời Trần là một yếu tố quan trọng liên kết nhân tâm, và giúp các nhà chính trị đời Trần áp dụng những chính sách bình dị, thân dân, và hòa hiếu với lân bang (ví dụ như quan hệ hòa hiếu với hai nước láng giềng Chămpa, Ai Lao). Tư tưởng, giáo lý của Thiền phái Trúc Lâm được đúc kết, phát triển từ thực tiễn đấu tranh của dân tộc trước giặc ngoại xâm đã trở thành tư tưởng của dân tộc, nét văn hóa của người Việt, là yếu tố tạo nên nét riêng của người Việt Nam. Đạo lý sống, tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm đã giúp cho các bậc quân vương của Việt Nam xây dựng nên một quốc gia độc lập, hưng thịnh với những thành tựu văn hóa, khoa học, quân sự to lớn. Chùa Vĩnh Nghiêm được mở rộng vào thời Trần (thế kỷ 13 -14), trở thành trung tâm đào tạo tăng đồ của Thiền phái Trúc Lâm. Cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, chùa Vĩnh Nghiêm trở thành một trung tâm ấn hành, xuất bản lớn của Phật giáo Việt Nam. Bộ mộc bản còn lưu giữ hiện nay được san khắc tại đây vào thời kỳ này. Ngay từ khi mới sáng lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (cuối thế kỷ 13), Trần Nhân Tông đã cho biên tập, san khắc, in ấn một số kinh, sách, trước tác quan trọng để phổ biến giáo lý, tư tưởng hành đạo của nhà Phật nói chung và các vị cao tăng thiền phái Trúc Lâm nói riêng. Nhà sư Tịnh Phương pháp hiệu Tâm Viên (1819 – 1889) là người tổ chức san khắc mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm những năm cuối thế kỷ 19 và Hòa thượng Thích Thanh Hanh (1840 - 1936), trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm là người tổ chức san khắc mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm những năm 1932 – 1935. Người trực tiếp chế tác mộc bản (bao gồm các khâu: chọn gỗ, xử lý gỗ, viết chữ, khắc chữ, khắc trang trí) là thợ thuộc các phường chuyên nghề khắc mộc bản ở Liễu Tràng (tỉnh Hải Dương), một làng quê chuyên làm nghề khắc mộc bản từ lâu đời. Họ được các vị trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm mời đến làm công việc khắc mộc bản tại chùa, trực tiếp thực hiện các công đoạn: chế tác mộc bản, in ra sách, đóng sách. Kho mộc bản được san khắc công phu, cầu kỳ, tốn kém nhiều công sức. Người thợ khắc phải là người đa năng: giỏi chữ Hán, chữ Nôm, có bàn tay khéo léo, có con mắt tinh tường, bản tính kiên trì, nhẫn nại, thận trọng và trình độ thẩm mỹ cao mới tạo ra được các mộc bản này. Phía nhà chùa có vai trò tổ chức và giám sát công việc chung và lưu trữ, phát hành đến các ngôi chùa khác và phật tử. Mỗi mảnh ván khắc ở chùa Vĩnh Nghiêm đều xứng đáng là tác phẩm điêu khắc nghệ thuật. Nội dung ngoài giá trị răn dạy người đời tu tâm còn xứng đáng là tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị... Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là bộ mộc bản duy nhất hiện còn để in  kinh/sách/luật giới của Thiền phái Trúc Lâm.  Qua nghiên cứu các bản in rập trước đây, đặc biệt là các bản in rập vào đầu thế kỷ 20 hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam, có thể khẳng định bộ mộc bản này là nguyên gốc từ khi khắc, chưa từng được sửa chữa, thay đổi.

Tại Việt Nam hiện nay có hàng nghìn ngôi chùa thuộc Thiền phái Trúc Lâm, trong đó có hàng trăm thiền viện lớn gắn với tên/tự danh Thiền phái Trúc Lâm và sơn môn tổ đình Vĩnh Nghiêm. Trên thế giới, thiền viện mang đặc trưng tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm cũng phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng sâu rộng đến phật tử ở các nước sở tại. Ví  dụ, ở Anh hiện có 57 thiền viện, CH Ailen (12), Áo ( 4), Ba Lan (3), Bỉ (5), Bồ Đào Nha (1), Brasin (11), Canađa (30), Châu Á (13 - không kể Việt Nam), châu Phi (2)... Tư tưởng, giáo lý Thiền phái Trúc Lâm nói chung, tư tưởng thiền phái Trúc Lâm có trong các mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm nói riêng hiện nay được phổ biến, truyền dạy đến Phật tử thông qua hệ thống tài liệu, giáo trình, sách vở, bài giảng của các thiền sư có uy tín trong và ngoài nước, tiêu biểu là Hòa thượng Thích Thanh Từ, Hòa thượng Thích Nhất Hạnh và Thiền sư Thích Huyền Diệu.  Thiền phái Trúc Lâm còn có đóng góp lớn với quá trình phát triển của hệ thống văn tự Viêt Nam . Chữ Nôm – văn tự của người Việt chỉ được dùng lẻ tẻ ở thời kì trước đó, bắt đầu được sử dụng một cách có hệ thống trong trước tác của các cao tăng Thiền phái Trúc Lâm. Họ sử dụng chữ Nôm để viết lời thuyết pháp dưới dạng văn vần (tiện cho việc phổ biến giáo lý Thiền phái Trúc Lâm vào dân gian). Những lời thuyết pháp là những tổng kết ngắn gọn dưới dạng thơ hoặc là những diễn giải tư tưởng Phật học dưới lăng kính của người Việt Nam . Đây cũng là điểm thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến chiêm bái, tìm hiểu lịch sử Việt Nam và khu vực, học tập tư tưởng nhập thế của Thiền phái Trúc Lâm.

Duy Hùng (tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.