Multimedia Đọc Báo in

Đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 49 và Nghị định 74

09:42, 05/09/2014

Hỏi: Liên tục 3 năm học trước, con chúng tôi được cấp sách giáo khoa, vở viết, dụng cụ học tập, nhưng năm học 2014-2015 lại không được nhận, vậy nguyên nhân do đâu?

(Chị Nguyễn Thị Ngọc Châu, xã Cư Drăm, huyện Krông Bông và nhiều phụ huynh học sinh)

Về vấn đề này, ông Biện Văn Minh, Trưởng Phòng Kế hoạch-Tài chính (Sở GD-ĐT) cho biết, ngày 15-7-2013, Chính phủ ban hành Nghị định 74 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP, ngày 15-5-2010 quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 (sau đây gọi là Nghị định 49). Cụ thể khoản 9, Điều I của Nghị định 74 bãi bỏ quy định khoản 1, Điều 6 của Nghị định 49 về đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập. Theo đó: đối tượng “Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn” không được hưởng chính sách hỗ trợ chi phí học tập. Mới đây, ngày 30-5-2014, Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo-Tài chính-Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch số 20 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49 và Nghị định 74. Theo đó, Điều 6 của Thông tư 20 quy định đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập gồm: Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh học phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (Chuẩn hộ nghèo được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ).

Tòa soạn


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.