Multimedia Đọc Báo in

Tô hủ tiếu đúng giá...

07:36, 10/01/2016

Dịp nghỉ lễ Tết dương lịch 2016, gia đình tôi có đi chơi và ăn tối tại một quán trên đường Y Jút (TP. Buôn Ma Thuột). Tại đây, chúng tôi đã chứng kiến về cách ứng xử văn minh của chủ quán đối với khách du lịch.

Chuyện là có một du khách Nhật Bản sau khi ăn xong ra hiệu tính tiền. Do không biết tiếng Nhật nên chị chủ quán ra hiệu là tô hủ tiếu có giá 30.000 đồng. Vị khách Nhật móc ví và đưa ra tờ 200.000 đồng và 100.000 đồng. Chị chủ quán lắc đầu và ra hiệu chỉ lấy tờ 20.000 đồng và 10.000 đồng. Vị du khách Nhật tỏ ra bất ngờ, cúi đầu cảm ơn và xin phép được chụp một tấm hình cùng chị. Chứng kiến câu chuyện, gia đình chúng tôi cảm nhận được rằng vị du khách Nhật đó thực sự ấn tượng với cách hành xử của vị chủ quán kia khi chỉ lấy đúng số tiền của tô hủ tiếu.

“Chặt chém” tại các điểm du lịch, đặc biệt là vào dịp lễ, Tết không phải là chuyện hiếm gặp. Hành động của chị chủ quán nọ tưởng nhỏ mà lại không nhỏ bởi nó cho thấy cần phải có một cách nhìn đầy đủ và toàn diện hơn trong làm du lịch. Đó không chỉ là việc đầu tư cơ sở hạ tầng... mà còn là thái độ, cách ứng xử văn hóa của con người để tạo dựng hình ảnh văn minh, mến khách, điểm đến an toàn, hấp dẫn, thân thiện, thu hút khách du lịch. Chiêm nghiệm ấy càng có cơ sở khi cũng mới đây, một người bạn của tôi  tên là Robert Stitson, quốc tịch Anh cùng một người bạn đã có chuyến du lịch từ Đà Nẵng, qua các tỉnh Tây Nguyên và tới TP. Hồ Chí Minh. Khi đến Đắk Lắk, sau hai ngày tham quan, Robert tâm sự, Đắk Lắk có nhiều điểm du lịch hay và hấp dẫn như Buôn Đôn, Hồ Lắk...; đặc biệt là giá cả tại các điểm ăn uống và nghỉ dưỡng cũng rất bình dân, không bị “chặt chém”. Anh cho biết nhất định sau này có dịp sẽ ghé lại Đắk Lắk và giới thiệu cho bạn bè cùng biết đến.

Hoàng Gia


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.