Multimedia Đọc Báo in

Xây dựng Đề án tổng thể Bảo tồn Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, giai đoạn 2016-2020

15:09, 07/04/2016

Sở VH-TT-DL cho biết, Bộ VH-TT-DL vừa có thông báo yêu cầu ngành Văn hóa 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên khẩn trương xây dựng Đề án tổng thể Bảo tồn Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên (giai đoạn 2016-2020) trình UBND tỉnh phê duyệt. 

Đội chiêng...
Đội chiêng trẻ buôn Ea Bông (xã Cư Êbur- TP. Buôn Ma Thuột) tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk -2015

Một số nội dung quan trọng của đề án là ngành Văn hóa các tỉnh kiểm kê toàn diện di sản văn hóa phi vật thể hiện còn trên địa bàn theo Thông tư số 04/2010/TT- BVHTTDL của Bộ VHTT-DL; tiếp tục thực hiện Nghị định số 62/2014/NĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” và “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, kèm theo chính sách hỗ trợ cho các nghệ nhân có thu nhập thấp theo quy định của Nhà nước; tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể, trong đó Không gian Văn hóa Cồng chiêng là ưu tiên hàng đầu; quan tâm và khuyến khích các địa phương phát triển mạnh mẽ các câu lạc bộ diễn tấu cồng chiêng để đóng vai trò hạt nhân cho các kỳ Festival Cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức luân phiên 2 năm/lần (cấp khu vực).

Kiểm kê...
Nhiều bộ chiêng quý do cá nhân, dòng họ và cộng đồng sở hữu, gìn giữ cần được khuyến khích để di sản quý báu này không bị mai một (Ảnh minh họa)

Theo Sở VH-TT-DL, chương trình Festival Cồng chiêng Tây Nguyên sẽ bắt đầu khởi động từ năm 2017 và Đắk Lắk được Bộ VH-TT-DL chọn làm đơn vị đăng cai đầu tiên. Còn lại các tỉnh khác trong khu vực tự cân đối kinh phí sự nghiệp để đưa vào kế hoạch đăng cai các kỳ Festival tiếp theo.
                                                                                              

Đình Đối
       


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.