Multimedia Đọc Báo in

Phục dựng 6 nghi lễ truyền thống của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên

17:56, 12/03/2017

Trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2017, trong 2 ngày 11 và 12-3, tại buôn Akô Dhông, Khu du lịch văn hóa-sinh thái cộng đồng Kô Tam (TP.Buôn Ma Thuột) và xã Krông Na (huyện Buôn Đôn), 6 nghi lễ truyền thống của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã được chính cộng đồng người dân tộc thiểu số tại chỗ phục dựng và trình diễn, thu hút đông đảo người xem.

6 nghi lễ gồm: cầu mưa; kết nghĩa anh em (người Êđê- Đắk Lắk); cúng nhà rông (người Bahnar-Gia Lai); mừng cơm mới (người K’ho-Lâm Đồng); đám cưới (người M’nông-Đắk Nông) và lễ bắt máng nước (người Sê đăng-Kon Tum). Hơn 120 nghệ nhân, nghệ sĩ người dân tộc thiểu số ở địa bàn Tây Nguyên trực tiếp thực hành văn hóa các nghi lễ truyền thống trên.

Sở VH-TT-DL các tỉnh Tây Nguyên cho biết, các nghi lễ truyền thống này được khảo sát, nghiên cứu và tham vấn cộng đồng kết sức bài bản, kỷ lưỡng và được các tỉnh tái hiện hằng năm trong các buôn làng, khu-điểm du lịch nhằm phục vụ phát triển du lịch địa phương, gắn kết với công tác gìn giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống một cách thường xuyên và hiệu quả.

Dưới đây là những hình ảnh thực hành nghi lễ của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên
                                                                          

Lễ...
Nghi lễ kết nghĩa anh em của người Êđê

Lễ...
Khấn Yàng trong nghi lễ cầu mưa

Lễ...
Trai tráng người Sê đăng tái hiện Lễ bắt máng nước

Lễ...
Trống chiêng vào hội mừng cơm mới của người K'ho

Lễ...
Vật phẩm trong Lễ cưới của người M'nông

Vòng xoang...
Khách và chủ hòa cùng vòng xoang lễ hội

Phương Đình-Thế Hùng
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.