Multimedia Đọc Báo in

Sống động tượng gỗ dân gian Tây Nguyên

19:23, 09/03/2017

Dưới bàn tay tài hoa của gần 70 nghệ nhân đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên và Quảng Nam, nhiều tác phẩm tượng gỗ dân gian Tây Nguyên đang dần hoàn thiện. Những gì gần gũi, thân thuộc với đời sống của các dân tộc thiểu số Êđê, Ja rai, Sê đăng, Ba na, M’nông, Mạ, K’ho và Cơ tu hiện ra thật sống động và giàu cảm xúc. 

Mẹ bồng con, đeo gùi, giã gạo, uống rượu cần, đánh chiêng, nhảy múa cùng muôn thú, chim chóc, cây cỏ… là những đề tài được các nghệ nhân khai thác, tái hiện lại một cách chân thật và bình dị.

Dưới tán rặng tre, trúc tại Khu du lịch sinh thái- văn hóa cộng đồng Kô Tam (TP. Buôn Ma Thuột), vườn tượng đã hiện ra, thu hút đông đảo du khách đến chiêm ngưỡng từ ngày 8 đến ngày 13-3-2017. Vườn tượng này là một trong những địa chỉ văn hóa ấn tượng và hấp dẫn trong chuỗi hoạt động Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017. Đến đây sẽ giúp du khách trải nghiệm và hiểu thêm vốn văn hóa độc đáo, giàu bản sắc của các cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ.

Dưới đây là những hình ảnh PV Báo Đắk Lắk ghi lại từ vườn tượng dân gian Tây Nguyên

Tượng...
Vườn tượng đang được các nghệ nhân sáng tạo

Tượng...
Có những tượng khá lớn, 2 nghệ nhân cùng sáng tạo

Tượng...
Tượng Nhà mồ là mô típ khá quen thuộc của người Tây Nguyên

Uống....
Phác thảo tác phẩm chóe rượu cần của dân tộc Êđê (Đắk Lắk)

Đánh chiêng...
Tượng Đánh chiêng của người Mạ (Lâm Đồng)

Chàng trai....
Tác phẩm Chàng trai của người Ba na (Gia Lai)

Cô gái...
Thiếu nữ Sê đăng-Kon Tum, dần được hoàn thiện

Chim...
Chim Tik là đề tài gần gũi, quen thuộc của người Cơ tu (Quảng Nam)

Du khách...
Đông đảo  khách tìm đến vườn tượng gỗ dân gian Tây Nguyên


Phương Đình  


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.