Phục dựng thành công 5 trống đồng tại Bảo tàng tỉnh
Bảo tàng Đắk Lắk vừa phục dựng 5 trống đồng được phát hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 1985 đến năm 2011
Đắk Lắk là tỉnh tìm thấy nhiều trống đồng cổ nhất ở Tây Nguyên (16 trống), trong đó phần lớn là trống Đông Sơn. Trống đồng phát hiện ở Đắk Lắk đa số đều có kích thước lớn nhưng bị vỡ nát gần hết phần thân, chỉ còn phần mặt nhưng cũng bị cong vênh nhiều.
Tháng 5 vừa qua, Bảo tàng Đắk Lắk đã chuyển 5 trống đồng (gồm Phú Xuân 1, 2; Xuân Vĩnh 1, 2 và Trống Byă), phát hiện được trên địa bàn tỉnh từ năm 1985 đến năm 2011 ra Thanh Hóa để phục dựng theo phương pháp bảo tàng học: giữ nguyên phần gốc, táp gắn phần thiếu, dựng nguyên hình nhưng để lộ rõ phần gốc và phần táp sửa nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ, lịch sử văn hóa của hiện vật sau khi phục chế, tránh tình trạng làm vỡ thêm hiện vật. Hiện nay, trống đã được nghiệm thu và trưng bày tại Bảo tàng tỉnh.
Dưới đây là một số hình ảnh của trống đồng từ nguyên bản đến khi đã phục dựng:
Trống khi chưa được phục dựng |
Phần thân của trống Xuân Vĩnh không còn nguyên vẹn. |
Mặt trống Trống Byă sưu tầm tại gia đình ông Y Pa ở xã Krông Na, huyện Buôn Đôn) |
Công ty TNHH Đúc đồng mỹ nghệ Đặng Hân, tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa phục dựng lại 5 trống đồng. |
Những chiếc trống đồng đã được phục dựng lại hoàn chỉnh. |
Trống Phú Xuân trước.... |
.... và sau khi phục dựng. |
Du khách đang chiêm ngưỡng trống đồng đã được phục dựng tại Bảo tàng Đắk Lắk |
Ánh Ngọc
Ý kiến bạn đọc