Multimedia Đọc Báo in

Giới thiệu các tác phẩm kinh điển về Tây Nguyên

17:18, 10/05/2018

Ngày 9-5, Hội thảo giới thiệu các tác phẩm kinh điển của học giả Pháp viết về Tây Nguyên đã diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền – Hà Nội).

Hội thảo do Trung tâm Văn hóa Pháp phối hợp với Nhà xuất bản Tri thức và Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội phối hợp tổ chức.

Trong gần 100 năm, người Pháp là những người đã khảo sát và nghiên cứu về Tây Nguyên một cách khoa học, liên tục, kỹ lưỡng và đầy đủ nhất.

Poter Hội thảo
Poster Hội thảo

Những nhà truyền giáo, thám hiểm cũng như các quan viên thực dân Pháp cai trị vùng đất Tây Nguyên vào những thập niên cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 như Henri Maitre, Georges Condominas, Jacques Dournes, Anne de Hautecloque - Howe, J.Boulbet, Dourisboure … đã để lại hàng trăm công trình khảo cứu tổng quát và chuyên sâu có giá trị về lịch sử, văn hóa, dân tộc của các cộng đồng người dân tộc thiểu số ở đây.

Những tác phẩm kinh điển được dịch sang tiếng Việt
Những tác phẩm kinh điển được dịch sang tiếng Việt

Một số công trình tiêu biểu của họ đã được dịch ra tiếng Việt như: “Les jungles Moi - Rừng người Thượng” của Henri Maitre; “Nous avons mangé la foret de Génie Gô - Chúng tôi ăn rừng Gô’’ của Georges Condominas; “Populations mantagnardes du Sud Indochinois - Miền đất huyền ảo’’, “Foret, Femme, Folie - Rừng, Đàn bà, Điên loạn” của Jacques Dournes; “Les Radhés, une socíété de droit maternel - Người Êđê, một xã hội mẫu quyền” của Anne de Hautecloque –Howe…   

Trong khuôn khổ Hội thảo, công chúng có cơ hội giao lưu với các diễn giả như nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Chu Hảo – Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức, nhà nghiên cứu Andrew Hardy - Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội.

Được biết, Hội thảo trên cũng sẽ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 15-5 tới.
                                                                                                               

Đình Đối
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.