Huyện Cư M'gar: Phong phú vốn văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng
Phòng VH-TT huyện Cư M’gar vừa tiến hành điều tra, khảo sát vốn văn hóa truyền thống của các cộng đồng người dân tộc thiểu số trên địa bàn nhằm phục vụ mục tiêu phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch cộng đồng từ nay đến năm 2020.
Qua khảo sát cho thấy toàn huyện hiện bảo tồn, gìn giữ được trên 250 nhà dài truyền thống của người Êđê; có 49/70 buôn đồng bào dân tộc thiểu số có sinh hoạt cồng chiêng với 267 bộ chiêng còn nguyên vẹn và khoảng 560 nghệ nhân biết sử dụng chiêng, 7 nghệ nhân biết kể khan (sử thi), hơn 550 nghệ nhân biết dệt thổ cẩm.
Trao truyền vốn Văn hóa cồng chiêng cho thế hệ tiếp nối |
Những địa phương sở hữu nhiều bộ chiêng nhất là xã Cư Dliê Mnông, Ea Tul và số nghệ nhân biết diễn tấu cồng chiêng nhiều nhất là buôn Drao (xã Cư Dliê Mnông), buôn B’Ling (xã Ea Kpam).
Múa hát trong Lễ hội Mừng cơm mới buôn Kon Hring (xã Ea Đing) |
Nhiều lễ hội truyền thống, đặc sắc như Cúng bến nước, Cầu mưa (dân tộc Êđê), Mừng cơm mới (Xê Đăng), Mừng mùa (Thái)... được duy trì tổ chức thường niên.
Đây được xem là tài nguyên văn hóa quý báu để huyện Cư M’gar đạt được mục tiêu đặt ra đến năm 2020 đón khoảng 400.000 lượt khách, doanh thu từ 20 - 25 tỷ đồng.
Phương Đình
Ý kiến bạn đọc