Multimedia Đọc Báo in

Nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, hiện vật phục vụ công tác trưng bày tại Bảo tàng tỉnh

17:19, 30/05/2019

Ngày 29-5, UBND tỉnh đã có văn bản số 4290/KH-UBND về Kế hoạch nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, hiện vật phục vụ công tác trưng bày tại Bảo tàng tỉnh, giai đoạn 2019 – 2023.

Theo Kế hoạch, giai đoạn 2019 - 2020 sẽ thực hiện nghiên cứu, sưu tầm trên địa bàn tỉnh về: các sản phẩm nghệ thuật được điêu khắc trên gỗ của nghệ nhân Võ Văn Hải (xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang); khảo sát, nghiên cứu bộ sưu tập hiện vật lịch sử và thời kỳ bao cấp của ông Nguyễn Tứ Xuyên (đường Huỳnh Thúc Kháng, TP. Buôn Ma Thuột); khảo sát, nghiên cứu bộ sưu tập ché của ông Mẫn Phong Sơn, ông Huỳnh Tuấn Anh (TP. Buôn Ma Thuột)… Năm 2021 sẽ thu thập thông tin và tư liệu các di sản văn hóa phi vật thể và hiện vật văn hóa vật thể của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Nông như M’nông, S’tiêng. Năm 2022 thu thập thông tin và tư liệu hóa các di sản của dân tộc Ba Na, Xê Đăng… trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Năm 2023 thu thập thông tin và tư liệu hóa các di sản của dân tộc Chu Ru, K’ho, Mạ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng…

d
Khách tham quan tại Bảo tàng tỉnh.

Mục đích của Kế hoạch nhằm bổ sung tư liệu, hình ảnh, phim về các dân tộc trên địa bàn tỉnh và các tỉnh Tây Nguyên để phục vụ công tác nghiên cứu, trưng bày; từng bước xây dựng Bảo tàng Đắk Lắk trở thành Bảo tàng khu vực Tây Nguyên…

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.