Multimedia Đọc Báo in

Người phụ nữ Tày tha thiết với đàn tính, hát then

14:16, 14/09/2019

Hơn 20 năm lập nghiệp ở thôn 8, xã Ea Wer (huyện Buôn Đôn), người phụ nữ Tày quê gốc Cao Bằng Lương Thị Mậu đã dành nhiều tâm huyết để gìn giữ và phát huy vốn văn hóa quý báu của dân tộc mình là hát then – đàn tính trong cộng đồng người Tày nơi quê hương mới.

Hát then và đàn tính đã gắn bó với bà Mậu từ thuở còn thơ. Mỗi lần lao động vất vả, bà thường lấy đàn ra chơi. Bà tâm sự: “Nghe tiếng đàn vang lên tôi thấy đầu óc mình thư thái, tinh thần vui vẻ và nhẹ nhàng hơn, không còn cảm giác mệt mỏi nữa”.

Bà Mậu chơi đàn tính và hát then.
Bà Mậu chơi đàn tính và hát then.

Sống ở quê hương mới, muốn lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, bà Mậu đã vận động gần 20 phụ nữ người Tày ở thôn 8 (xã Ea Wer) học đàn tính và hát các làn điệu then cổ. Đến nay, nhiều chị đã đánh đàn tính thành thạo và biết hát nhiều làn điệu then và có thể truyền dạy lại cho con cháu trong gia đình. Bà Mậu còn được Trung tâm Học tập cộng đồng xã Ea Wer mời dạy đàn tính hát then cho con em người Tày ở địa phương.

Bà Mậu luyện tập cho chị em trong đội văn nghệ chuẩn bị biểu diễn.
Bà Mậu luyện tập cho chị em trong đội văn nghệ chuẩn bị biểu diễn.

Cứ mỗi dịp tết đến xuân về hay lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc Tây Nguyên, hội thi văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân…, bà Mậu lại sáng tác nhiều ca khúc mới để luyện tập cho chị em trong thôn biểu diễn. Đội đàn tính và hát then thôn 8 đã đoạt nhiều giải cao trong các cuộc thi văn nghệ, liên hoan văn hóa truyền thống các dân tộc.

 Ông Nguyễn Đình Phượng, Trưởng Ban Văn hóa xã Ea Wer nhận xét: Bà Lương Thị Mậu là hạt nhân nòng cốt trong các phong trào văn hóa, văn nghệ ở địa phương và rất tâm huyết trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Xã Ea Wer đã lập hồ sơ đề nghị cấp thẩm quyền công nhận bà Mậu là nghệ nhân đàn tính, hát then.

Thanh Nga


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.