Multimedia Đọc Báo in

Liên hoan Văn hóa cồng chiêng Đắk Lắk năm 2020

21:59, 28/11/2020
Ngày 27-11, Sở VH-TT-DL tổ chức Liên hoan Văn hóa cồng chiêng Đắk Lắk năm 2020 với chủ đề “Bảo tồn và phát huy di sản Văn hóa cồng chiêng trong xu thế hội nhập”.
 
Tham gia liên hoan có gần 450 nghệ nhân, diễn viên quần chúng của 15 đoàn thuộc 15 huyện, thị xã và thành phố. 
        
Lãnh...
Lãnh đạo Sở VH-TT-DL tặng cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia Liên hoan

Khoảng 50 tiết mục hòa tấu chiêng, nhạc cụ dân tộc kết hợp với các làn điệu dân ca của người dân tộc thiểu số tại chỗ được trình diễn trong dịp này, phục vụ đông đảo người xem.        

Đoàn...
Tiết mục diễn tấu cồng chiêng kết hợp hát múa của đoàn Krông Năng

Đây là hoạt động nhằm bảo tồn Di sản Văn hóa Cồng chiêng Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và Nghị quyết số 33 - NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.       

Trao...
Ban tổ chức Liên hoan trao giải cho các đơn vị tham gia 

Qua liên hoan, các nghệ nhân, diễn viên quần chúng có cơ hội gặp gỡ, giao lưu văn hóa nghệ thuật gắn với diễn tấu cồng chiêng, thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá Di sản Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đến với bạn bè trong nước và quốc tế.  

Các...
Đông đảo nghệ nhân diễn xướng cồng chiêng tham gia Liên hoan


Kết thúc Liên hoan, huyện Ea H’leo đoạt giải Nhất toàn đoàn. Ban tổ chức cũng đã trao 5 giải A, 10 giải B, 15 giải C và 4 giải phụ "Đội chiêng trẻ xuất sắc", "Tiết mục trình diễn lễ hội xuất sắc", "Nghệ nhân lớn tuổi xuất sắc" và "Nghệ nhân nhỏ tuổi xuất sắc" cho các đơn vị tham gia Liên hoan. 

                                                                                      Phương Đình
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.