Multimedia Đọc Báo in

Lễ hội Thanh minh xã Cư A Mung lần thứ V

17:13, 05/04/2021

Từ ngày 3 đến 5 -4, UBND xã Cư A Mung (huyện Ea H’leo) đã tổ chức Lễ hội Thanh Minh lần thứ V với chủ đề “Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa xã Phúc Sen; giao thoa với văn hóa cộng đồng các dân tộc”.

Lễ hội Thanh Minh của người Nùng An được bắt nguồn và hình thành tại xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng; đã trở thành một nét đẹp tâm linh, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống. Hiện nay, lễ hội này vẫn được giữ gìn và phát huy trong cộng đồng.

aaaa
Đông đảo người dân trong và ngoài xã tham dự lễ hội

Hiện nay trên địa bàn xã Cư A Mung có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống với hơn 5.000 khẩu, trong đó người Nùng 2.000 khẩu. Nhiều năm qua, người Nùng sống chan hòa, đoàn kết với các dân tộc anh em trên địa bàn, cùng nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa...

aaaa
Hát then, đàn tính - một phần không thể thiếu trong lễ hội

Theo phong tục, tín ngưỡng của đồng bào Nùng, vào ngày Tết Thanh minh, bà con lại làm lễ hội để dâng lên trời đất tổ tiên những sản vật nông nghiệp và cầu Thần Nông tiếp tục ban cho dân làng một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Vì vậy, dù sống xa quê, trên miền đất mới nhưng những người con dân tộc Nùng xã Cư A Mung vẫn mở Lễ hội Thanh Minh để nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, tổ tiên và người đã khuất.

aaaa 
Người dân tham gia trò chơi dân gian lày cỏ

Bà con tham dự lễ hội cùng tham gia các hoạt động cắm trại, trò chơi dân gian như tung còn, đẩy gậy, lầy cỏ…, thưởng thức ẩm thực với các món ăn như heo quay, xôi 3 màu, vịt quay lá mắc mật… Bên cạnh đó là giao lưu văn nghệ với các dân tộc anh em như hát si lượn, hèo phứn của người Tày, múa khèn của người Mông… tạo tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em.

aaaa
Hoạt động cắm trại của các đơn vị tại lễ hội

Đây là lễ hội thường niên của xã Cư A Mung, tuy nhiên 2 năm qua tạm dừng do ảnh hưởng của dịch Covid - 19. Năm nay chương trình diễn ra thu hút hàng nghìn người trong và ngoài địa phương tham gia.

Mai Sao

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.