Multimedia Đọc Báo in

Lưu giữ vật dụng truyền thống như báu vật

08:45, 18/07/2021

Xã Dang Kang (huyện Krông Bông) chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ (Êđê) sinh sống với 5 buôn: Dang Kang, Cư Păm, Cư Nul A, Cư Nul B và Cư Kô Êmông. Nhiều gia đình nơi đây vẫn còn lưu giữ được nhiều vật dụng truyền thống của người Êđê như: nhà sàn, giường jhưng, ghế kpan, ché rượu cần, cồng chiêng và duy trì các nghi lễ truyền thống….

Người dân xã Dang Kang hiện còn lưu giữ được 20 bộ chiêng, 198 ché rượu cần, 18 chiếc giường jhưng với ghế kpan, 13 chiếc trống hgơr và 15 nhà dài truyền thống. Đặc biệt gia đình bà H’Mớt Niê (thường gọi là Aduôn Quel) ở buôn Cư Păm vẫn còn lưu giữ nhiều vật dụng từ thời ông bà để lại và được mọi người trong gia đình gìn giữ như báu vật.

Hai chiếc trống h'gơr của gia đình bà Aduôn Quel.
Hai chiếc trống h'gơr của gia đình bà Aduôn Quel.

Trong ngôi nhà dài truyền thống của gia đình bà vẫn còn 1 chiếc ghế kpan, 2 chiếc giường Jjưng, 2 chiếc trống hgơr, 6 ché rượu cần các loại, 1 bộ chiêng knah với 2 chiếc chiêng char, 2 chiếc chiêng núm cùng 3 chiếc nồi đồng và nhà sàn còn đầy đủ hai bếp lửa ở đầu nhà và cuối nhà.

Bà Aduôn Quel có 6 người con, trong đó chị H’Bhet Niê (55 tuổi) là con gái cả, đảm nhiệm việc phụng dưỡng mẹ và được giao giữ gìn những "báu vật” của gia đình. Chị H’Bhet luôn trông nom, giữ gìn mọi vật dụng một cách cẩn thận, mỗi khi con cháu, anh em, họ hàng trong gia đình hoặc nhà nào trong buôn cần đến thì chị đều cho mượn.

Chị H’Bhet Niê chia sẻ: “Trước đây, những bộ chiêng, ché, nồi đồng của gia đình đều được bố mẹ mua về hoặc đổi bằng trâu, bằng bò. Sau này số vật dụng này thiếu đi vài chiếc do bị kẻ gian lấy mất trong lúc vắng nhà. Đã từng có rất nhiều người đến hỏi mua các vật dụng này nhưng gia đình mình không bán bởi đó là tài sản quý giá của ông bà để lại, mình sẽ lưu giữ mãi cho thế hệ con cháu mai sau, để cho con cháu sau này luôn nhớ đến, biết giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc mình”.

H’Diăk


(Video) TP. Buôn Ma Thuột tiên phong trong cải cách hành chính
TP. Buôn Ma Thuột đang đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền số. Người dân cũng đã thay đổi, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm những công nghệ, dịch vụ mới và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.