Multimedia Đọc Báo in

Xúc tiến, quảng bá và kết nối sản phẩm du lịch Đắk Lắk với Khánh Hòa

10:56, 24/03/2022

Tối 23/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức chương trình "Tọa đàm xúc tiến, quảng bá và kết nối sản phẩm du lịch giữa Đắk Lắk và Khánh Hòa". Tham dự chương trình có lãnh đạo Sở, đại diện Hiệp hội du lịch, cùng các đơn vị, doanh nghiệp du lịch của hai tỉnh.

Đây là hoạt động nhằm xúc tiến du lịch giữa hai địa phương sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đại biểu dự tọa đàm đã đánh giá về tiềm năng, thế mạnh các sản phẩm du lịch của hai tỉnh, khẳng định ưu thế để liên kết ngành du lịch giữa hai địa phương nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước thời gian tới.

Doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa quảng bá, kết nối sản phẩm du lịch giữa hai tỉnh.

Đồng thời Hiệp hội du lịch Đắk Lắk và Khánh Hòa cũng đã ký kết biên bản hợp tác xúc tiến, quảng bá kết nối du lịch. Theo đó hai bên sẽ phối hợp triển khai hiệu quả các hoạt động hỗ trợ quản lý lữ hành, vận chuyển, lưu trú, tài nguyên và các sản phẩm, dịch vụ du lịch; thường xuyên và định kỳ hằng quý trao đổi thông tin về các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch trên địa bàn…

Hiệp hội du lịch Đắk Lắk và Khánh Hòa ký kết biên bản hợp tác xúc tiến, quảng bá kết nối du lịch.

Trước đó, Đoàn công tác của  tỉnh Khánh Hòa đã tham quan, khảo sát một số điểm du lịch của tỉnh Đắk Lắk như: Nhà đày Buôn Ma Thuột, Bảo tàng Đắk Lắk, Vườn Quốc gia Yok Đôn, Điểm Du lịch sinh thái Troh Bư, thác Dray Sáp Thượng và thác Dray Nur, Khu du lịch sinh thái Cộng đồng KoTam…

Từ đầu năm đến nay, Đắk Lắk đã đón 2 đoàn của các tỉnh đến khảo sát, kết nối phát triển du lịch; trước đó vào trung tuần tháng 2/2022 là Chương trình Famtrip Caravan Bình Định – Tây Nguyên huyền thoại. Đây sẽ là tiền đề góp phần đẩy nhanh sự phục hồi du lịch của tỉnh nhà sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID – 19.

Mai Sao


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.