Multimedia Đọc Báo in

Khám phá Khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ hai ở Tây Nguyên

14:55, 04/05/2022

Cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc – UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 15/9/2021, trở thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ hai ở khu vực Tây Nguyên. 

Trước đó, Langbiang (tỉnh Lâm Đồng) là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên tại Tây Nguyên được UNESCO công nhận.

Trải rộng trên diện tích 413.512 ha, những khoảnh rừng nguyên sinh, thảm thực vật, hệ thống hồ, suối cũng như tầng khí hậu mát mẻ ôn hòa được điều tiết bởi hệ động, thực vật phong phú, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng đang mở ra triển vọng phát triển du lịch và các mô hình kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, trở thành thành điểm đến hấp dẫn tại mảnh đất Tây Nguyên.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng có hệ sinh thái rừng còn tương đối nguyên vẹn với hệ sinh thái đặc trưng là rừng kín nhiệt đới thường xanh cây lá rộng…

 

...rừng thưa thường xanh cây lá rộng; rừng thưa thường xanh lá kim; thảm cây bụi; trảng cỏ...

 

hình 4
Những cây cổ thụ ở Cao nguyên Kon Hà Nừng được lực lượng chức năng bảo vệ nghiêm ngặt.

 

Thác K50 (hay còn gọi là Hang Én) nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng) có độ cao hơn 50 m. Thác K50 còn được gọi là "dải lụa bạc của đại ngàn" là một trong những thác nước đẹp nhất ở Tây Nguyên.

 

Phía trong thác K50 một hang đá lớn, là nơi trú ngụ của hàng nghìn con chim én.

 

Thác K40 có dòng chảy theo tầng từ cao xuống thấp với chiều dài khoảng 40 m tạo nên khung cảnh mờ ảo, hùng vĩ giữa núi rừng. Đặc biệt, thác K40 đổ xuống theo tầng không chảy thẳng đứng như thác K50, do đó được ví von như "nàng công chúa" giữa rừng già.

 

hinh
Dòng nước trong vắt chảy qua rễ cây cổ thụ, tạo sự độc đáo của con suối ở Cao nguyên Kon Hà Nừng.

 

hinh
Hệ thực vật đa dạng ở Cao nguyên Kon Hà Nừng...

 

hinh
 

 

hinh
 

 

hình (Ảnh Khu Bảo tồn Kon Chư Răng)
Cùng với đó là hệ động vật phong phú. (Trong hình là rắn cạp nong - Bungarus fasciatus) 

 

hình (Ảnh Khu Bảo tồn Kon Chư Răng)
Vọc chà vá chân xám - Pygathrix cinerea. 

 

(Ảnh Khu Bảo tồn Kon Chư Răng)
Cú mèo.

 

hinh
Vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng là Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. (Trong hình du khách thích thú treckking tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh)

Cao nguyên Kon Hà Nừng được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vì đáp ứng được 7 tiêu chí: có các hệ sinh thái đại diện vùng địa lý sinh học; có ý nghĩa bảo tồn đa dạng sinh học; có cơ hội cho phát triển bền vững vùng; có diện tích đủ lớn; thực hiện đầy đủ 3 chức năng (bảo tồn, phát triển và trợ giúp); có sự tham gia của cộng đồng; có cơ chế quản lý, chính sách, quản trị rõ ràng.

 

Cát Tiên - Trọng Thịnh - CTV 

 


Ý kiến bạn đọc