Multimedia Đọc Báo in

Tiếp tục đổi mới hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật

14:26, 30/12/2022

Ngày 30/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) tỉnh tổ chức Hội nghị Quán triệt và triển khai thực hiện Kế hoạch số 5395/KH-UBND ngày 18/6/2021 của UBND tỉnh (Kế hoạch 5395).

Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cùng đại diện đội ngũ trí thức trong tỉnh.

Các đại biểu chủ trì hội nghị
Các đại biểu chủ trì hội nghị.

Kế hoạch 5395 nhằm cụ thể hóa chủ trương “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” đã được quy định trong Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 16/4/2010 của Bộ Chính trị (khóa X), Kết luận số 93-KL/TW ngày 20/11/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Kế hoạch số 07-KH/TU ngày 23/12/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

Theo đó, các giải pháp Kế hoạch đưa ra là: quán triệt, thông tin rộng rãi về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp Hội; Phát huy chức năng, nhiệm vụ của Liên hiệp Hội và các hội thành viên; đa dạng hóa hình thức hợp tác về khoa học và công nghệ (KHCN)…

Các đại biểu tham
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Liên hiệp Hội và các hội thành viên, chính quyền địa phương chủ động xây dụng kế hoạch thực hiện hoặc gắn với chương trình, kế hoạch chung của ngành, đơn vị. Sở Khoa học và Công nghệ làm đầu mối giúp UBND tỉnh chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch; phối hợp rà soát, tổng hợp các vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện (nếu có) báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết.

Liên hiệp Hội tỉnh là tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức KHCN tỉnh, được thành lập vào tháng 6/2001. Liên hiệp Hội có hệ thống mạng lưới đa ngành, đa lĩnh vực với 27 tổ chức thành viên và đơn vị trực thuộc, thu hút hơn 15.500 hội viên tham gia.

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.