Multimedia Đọc Báo in

Thu tiền tỷ từ sản xuất kết hợp kinh doanh dịch vụ

06:16, 29/09/2021

Trước đây, gia đình ông Y Biêng Niê (ở buôn Niêr, xã Tân Tiến, huyện Krông Pắc) chăn nuôi heo, trồng cà phê và lúa nước nhưng chưa chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất và hiệu quả kinh tế không cao.

Trăn trở tìm hướng thoát nghèo, ông Y Biêng suy nghĩ nếu ít đất sản xuất mà không kết hợp thêm kinh doanh buôn bán hoặc làm dịch vụ thì khó có thu nhập cao. Từ thực tế sản xuất lúa của nông dân địa phương, ông Y Biêng nhận thấy việc tìm lao động vào mùa thu hoạch lúa ở địa phương rất khó khăn, chi phí trả công cao, vì vậy vào năm 2011 ông bàn với gia đình vay mượn đầu tư mua hai máy gặt đập liên hợp trị giá 700 triệu đồng về làm dịch vụ thu hoạch lúa cho người dân.

Ông Y Biêng Niê (bên phải) giới thiệu với khách tham quan về vườn cây của gia đình.

Sau 4 năm làm dịch vụ, gia đình ông Y Biêng đã có nguồn thu nhập đáng kể. Ông quyết định cải tạo hai máy gặt thành  máy chuyên chở lúa từ ruộng vào bờ, đồng thời vay vốn ngân hàng mua thêm 4 máy gặt đập liên hợp KUBOTA của Nhật để mở rộng dịch vụ thu hoạch lúa. Ông cũng mở rộng thêm diện tích canh tác, chuyển đổi một số diện tích cà phê già cỗi sang trồng tiêu, sầu riêng, bơ.

Hiện nay, gia đình ông có 2,5 ha ruộng lúa hai vụ, 0,5 ha cà phê, 0,5 ha sầu riêng, 0,4 ha tiêu. Mô hình sản xuất nông nghiệp đa cây kết hợp làm dịch vụ giúp gia đình ông thu nhập trên 1,5 tỷ đồng mỗi năm (sau khi trừ chi phí); đồng thời tạo việc làm cho 40 lao động thời vụ.

Ông Y Biêng cũng giúp 3 hội viên nông dân trong buôn mỗi hộ mượn 10 triệu đồng không tính lãi, tích cực đóng góp cho quỹ hội, Quỹ Hỗ trợ nông dân địa phương. Gia đình ông được công nhận là điển hình tiêu biểu trong phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi xã Tân Tiến nhiều năm liền.

Tề Thị Thanh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.