Multimedia Đọc Báo in

Nỗ lực bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu

08:17, 07/04/2022

Giữa lúc hàng hóa thiết yếu đang có đà tăng theo giá xăng, dầu, nhiều siêu thị, trung tâm thương mại, đơn vị kinh doanh trên địa bàn tỉnh phải nỗ lực kìm giá hàng hóa, thúc đẩy sức mua trên thị trường.

Áp lực tăng giá

Nhiều hàng hóa có xu hướng tăng trên thị trường trong thời gian vừa qua đang đẩy người dân và doanh nghiệp kinh doanh vào thế khó.

Người dân cân nhắc chọn mua hàng tại Siêu thị Co.opmart Buôn Ma Thuột.

Chị Nguyễn Thị Thơm, kinh doanh tạp hóa trên đường Lý Thường Kiệt (phường Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột) cho hay, các đơn vị cung ứng, nhà phân phối đã thông báo nhiều mặt hàng tăng giá mức 5 - 12% từ giữa tháng 3 đến nay. Sau nhiều lần thương thảo, chị cũng đành nhập hàng với mức giá mới về bán, trong đó có một số mặt hàng tăng cao như dầu ăn, nước mắm, bánh kẹo đóng gói...

Với cửa hàng kinh doanh lâu năm như chị, đa phần bán cho khách quen, nay giá tăng cao khiến chị rất khó bán, lượng hàng bán ra bị sụt giảm hẳn. Vì muốn giữ chân khách hàng nên chị đành chấp nhập giảm lợi nhuận để bán cho được hàng.

Đối với các siêu thị, trung tâm thương mại, giá hàng hóa nhập từ đầu nguồn tăng, sức mua hiện đang thấp khiến họ gặp khó khi xoay xở để giữ giá. Trong khi đó, chương trình bình ổn giá dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 kết thúc vào ngày 15/3, nhiều mặt hàng thiết yếu tham gia chương trình bình ổn giá bắt đầu áp dụng mức giá mới.

Ông Phạm Xuân Sang, Giám đốc Siêu thị MM Mega Market Buôn Ma Thuột cho hay, từ ngày 15/3 kết thúc chương trình bình ổn giá Tết, nhiều mặt hàng bắt đầu áp dụng mức giá mới. Một số nhà cung cấp đã điều chỉnh giá, siêu thị đang đàm phán tìm mọi giải pháp để có mức tăng phù hợp.

“Diễn biến thị trường hiện tại khiến việc kinh doanh của siêu thị gặp khó. Dịch bệnh cộng với giá cả tăng vọt ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu của người tiêu dùng. Lượng khách ít đi, sức mua giảm 20% so với cùng kỳ năm trước. Sau mỗi đợt tăng giá, doanh số sẽ bị sụt giảm mạnh nên siêu thị tìm mọi cách để kìm hãm, nỗ lực có mức giá hợp lý nhằm thu hút khách hàng”, ông Sang chia sẻ.

Cán bộ Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá hàng hóa bán ra tại TP. Buôn Ma Thuột

Trong khi đó, ông Bùi Văn Quân, Giám đốc Siêu thị Go Buôn Ma Thuột cho hay, từ ngày 1/4, siêu thị cũng đã nhận được đề nghị tăng giá của một số nhà cung cấp. Tuy nhiên, đơn vị đang xem xét vì còn phải căn cứ vào tình hình sức mua trên thị trường. Siêu thị tính toán làm sao để cân bằng lợi ích cho các bên, hỗ trợ khách hàng chi tiêu tiết kiệm, vừa thúc đẩy tiêu dùng hàng hóa. Hiện nay, đơn vị vẫn chưa tăng giá để chia sẻ khó khăn với người dân.

Theo nhiều đơn vị kinh doanh, sau khi xăng dầu điều chỉnh tăng giá, thị trường hàng tiêu dùng đã có sự biến động, nhiều mặt hàng vì thế cũng tăng theo. Đại diện Siêu thị Co.opmart Buôn Ma Thuột chia sẻ, siêu thị vẫn đang cố gắng kìm giá nhiều mặt hàng, dù rất khó khăn.

"Đau đầu" bài toán chi phí

Ở góc độ doanh nghiệp phân phối, hiện nhiều đơn vị vẫn đang căng mình để giữ giá cho người tiêu dùng, dù thời gian qua, giá xăng dầu tăng cao kéo theo chi phí vận chuyển, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, gây áp lực lớn cho việc kinh doanh.
u chương trình khuyến mãi.

Hàng hóa xác lập mức giá mới, gây áp lực chi tiêu cho người tiêu dùng.

Ông Phạm Xuân Sang cho biết thêm, Siêu thị MM Mega Market Buôn Ma Thuột đã trữ hàng hóa với mức giá cũ đủ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng ở địa phương trong điều kiện sức mua giữ ổn định trong 1 - 2 tháng tới. Mặt khác, đơn vị tăng cường đàm phán với nhà cung cấp để trì hoãn thời gian áp dụng mức giá mới.  Đồng thời, siêu thị có kế hoạch điều tiết, luân chuyển hàng hóa giữa các đơn vị trong hệ thống để đưa những sản phẩm giá tốt nhất hỗ trợ khách hàng mua sắm trong giai đoạn hiện nay.

Chỉ số giá tiêu dùng nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng

Số liệu của Cục Thống kê tỉnh, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2022 trên địa bàn tỉnh tăng 0,53% so với tháng trước. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có đến 10 nhóm hàng tăng giá, 1 nhóm giảm giá so với tháng trước. Cụ thể, nhóm giao thông tăng 3%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,57%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,58%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,56%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,49%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,24%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,11%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,10%; nhóm giáo dục tăng 0,02%; nhóm bưu chính viễn thông tăng 0,01%.

Nhờ việc ký kết hợp đồng trước đó với nhà cung cấp phối hợp thực hiện chương trình khuyến mãi, giảm giá với mức 5 - 15%, định kỳ 2 lần/tuần nên trong bối cảnh giá cả tiêu dùng leo thang như hiện nay, siêu thị vẫn có mức giá tốt nhất đến tay người tiêu dùng. Trong nội bộ, siêu thị cũng tăng cường tiết giảm chi phí như năng lượng, bao bì... để có nguồn kinh phí và thực hiện nhiề

Tại Siêu thị Co.opmart Buôn Ma Thuột, chương trình khuyến mãi, giảm giá cũng được kích hoạt liên tục để kích sức mua, bình ổn thị trường trong giai đoạn người dân gặp khó khăn và thắt chặt chi tiêu. Đơn vị cũng chủ động kế hoạch dự trữ hàng hóa phù hợp để giữ giá ổn định.

Giải quyết vấn đề tăng giá từ khâu vận chuyển, hệ thống Siêu thị Go lên kế hoạch sắp xếp lại mạng lưới chuyên chở hàng hóa cho hợp lý để tránh cộng chi phí vào giá hàng hóa bán ra. Đơn vị nỗ lực làm việc với các nhà cung cấp để trì hoãn việc tăng giá, mặt khác linh hoạt trong các khâu trữ kho, phân phối để chủ động nguồn cung trước khi hàng hóa lập mức giá mới.

Bên cạnh đó, nhóm hàng thực phẩm tươi sống, hàng thiết yếu đang được siêu thị chạy khuyến mãi để chia sẻ áp lực chi tiêu cùng người tiêu dùng. Riêng với nhóm hàng thực phẩm tươi sống, từ nay đến ngày 30/4, trong khung giờ 8 - 10 giờ các ngày thứ 2 đến thứ 5, siêu thị giảm giá 10% đối với sản phẩm thịt heo tươi sống và 30% giá bán ra với các loại rau ăn lá.

Trong khi đó, Sở Công thương cũng khuyến khích các doanh nghiêp, siêu thị có kế hoạch bảo đảm nguồn cung hàng hóa, tăng cường các hoạt động khuyến mãi, giảm giá để hỗ trợ người dân mua sắm.

Theo sở này, để góp phần cùng nền kinh tế vượt qua giai đọan khó khăn này thì mỗi doanh nghiệp, siêu thị cũng chủ động, đề ra các giải pháp vượt khó cho mình, cắt giảm các chi phí không cần thiết và tìm cách kích thích sức mua, thu hút khách hàng.

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(Video) Huyện Krông Pắc: Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới
Tại huyện Krông Pắc, Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” được triển khai đã tác động tích cực đến đời sống, nâng cao nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của phụ nữ nói riêng và người dân trong cộng đồng nói chung.