Multimedia Đọc Báo in

Giao Ban tỉnh làm đơn vị đầu mối tiếp nhận hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột

08:19, 13/07/2022

UBND tỉnh vừa có công văn về việc phối hợp thực hiện và tiếp nhận hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Theo đó, UBND tỉnh giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (gọi tắt là Ban tỉnh) làm đơn vị đầu mối của tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) để tiếp nhận hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và quản lý, lưu trữ hồ sơ đảm bảo theo quy định hiện hành. 

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ động phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện các thủ tục phân cấp ủy quyền cho UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án thành phần của Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột để chủ động phối hợp thực hiện theo thẩm quyền. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết. 

Đoàn công tác UBND tỉnh khảo sát vị trí xây dựng cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đoạn qua huyện Krông Pắc.
Đoàn công tác của UBND tỉnh khảo sát vị trí xây dựng cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đoạn qua huyện Krông Pắc.

Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ ý kiến của Bộ GTVT về nội dung kiện toàn cơ cấu tổ chức, bộ máy của các đơn vị được phân công thực hiện quản lý, đầu tư các dự án thành phần và chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 5484/UBND-TH, ngày 4/7/2022, khẩn trương báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định.

Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột vừa được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào ngày 16/6/2022. Dự án có tổng chiều dài khoảng 117,5 km, có điểm đầu tại cảng Nam Vân Phong (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa), điểm cuối thuộc địa phận xã Hòa Đông (huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk). Tổng mức đầu tư dự án khoảng 22 nghìn tỷ đồng.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.