Multimedia Đọc Báo in

Phấn đầu hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trước tháng 9 năm 2022

15:19, 06/07/2022

Theo Kế hoạch triển khai cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh năm 2022 của UBND tỉnh, địa phương sẽ hoàn thành triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho 15/15 đơn vị cấp huyện trên địa bàn tỉnh trước tháng 9 năm 2022.

Cùng với đó, hoàn thiện và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai (cơ sở dữ liệu địa chính; cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cơ sở dữ liệu giá đất; cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai) phục vụ công tác quản lý đất đai, cung cấp dịch vụ công về đất đai và chia sẻ thông tin đất đai với các ngành, tổ chức, cá nhân (thuế, công chứng, ngân hàng…) tạo nền tảng dữ liệu phục vụ triển khai, vận hành chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.

Hoàn thiện việc cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai thông qua việc hiện đại hóa Văn phòng Đăng ký đất đai từ việc cải tiến quy trình, tiêu chuẩn dịch vụ tới việc trang bị thiết bị công nghệ thông tin cho Văn phòng Đăng ký đất đai và các chi nhánh.

a
Cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP. Buôn Ma Thuột giải quyết thục tục hành chính cho người dân. (Ảnh minh họa)

Để thực hiện các mục tiêu trên, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và địa phương tập trung thực nhiện các giải pháp: Hàng tháng tổ chức kiểm tra, nghiệm thu kịp thời đưa ngay dữ liệu đất đai đạt yêu cầu tích hợp vào hệ thống để quản lý, vận hành, khai thác sử dụng; kết nối liên thông giữa phần mềm cơ sở dữ liệu đất đai với phần mềm dịch vụ hành chính công tích hợp một của điện tử (iGate) của tỉnh và kết nối liên thông Thuế - Tài nguyên môi trường; kết nối liên thông với nền tảng LGSP và NGSP trong kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh để chia sẻ dữ liệu; tổ chức đào tạo, tập huấn sử dụng phần mềm quản lý đất đai để vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu đất đai…

Thúy Hồng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.