Multimedia Đọc Báo in

Tiêu hủy gần 100 kg thịt động vật không rõ nguồn gốc, xuất xứ

16:58, 06/07/2022

Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk vừa ra Quyết định xử phạt hành chính 12 triệu đồng đối với tài xế Nguyễn Văn Hậu (trú tại tỉnh Gia Lai) về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là thực phẩm. Đồng thời, tiến hành tiêu hủy gần 100 kg thịt động vật đã bốc mùi hôi thối.

Quá trình tiêu hủy được thực hiện theo phương pháp đào hố, rải hoá chất chôn lấp theo đúng quy định, quy trình, bảo đảm an toàn, không gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, dưới sự giám sát của Đoàn kiểm tra thuộc Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk.

 Số lượng lớn thịt động vật không rõ nguồn gốc, bốc muì ôi thốc được thực hiện tiêu hủy theo đúng quy trình. Ảnh: E. Khánh
Số lượng lớn thịt động vật không rõ nguồn gốc, bốc mùi hôi thối được thực hiện tiêu hủy theo đúng quy trình. Ảnh: A. Khánh

Trước đó, vào lúc 1 giờ 45 phút ngày 4/7, Đội Quản lý thị trường số 1 (thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk) phối hợp cùng Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Đắk Lắk) khám phương tiện vận tải đối với xe ô tô khách biển kiểm soát 81B-019.57 tại Km 1790+700 đường Hồ Chí Minh (thuộc thôn 3, xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Tại thời điểm khám phương tiện, Đoàn kiểm tra phát hiện trên ô tô đang vận chuyển gần 100 kg thịt động vật không rõ nguồn gốc, xuất xứ đã bốc mùi hôi thối được đựng trong các thùng xốp đông lạnh nhưng không có giấy tờ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.

Tài xế Nguyễn Văn Hậu khai nhận số hàng nêu trên do ông mua trôi nổi tại TP. Hồ Chí Minh để về bán kiếm lời, nhưng đang trên đường vận chuyển về tỉnh Gia Lai thì bị kiểm tra, phát hiện.

Trâm Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.