Multimedia Đọc Báo in

Phan Chu Trinh trở thành tuyến phố thanh toán không tiền mặt – Buôn Ma Thuột năm 2023

19:01, 23/06/2023

Chiều 23/6, Sở Công thương Đắk Lắk chủ trì phối hợp cùng Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và Kết nối cộng đồng doanh nghiệp Vitrade tổ chức Lễ ra mắt tuyến phố thanh toán không tiền mặt - Buôn Ma Thuột 2023.

Theo đó, các hộ kinh doanh, cơ sở kinh doanh, công ty, cửa hàng… thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ của các ngành hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng, thời trang… trên tuyến đường Phan Chu Trinh sẽ tham gia thí điểm trở thành tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt.

Sau đó sẽ hướng đến tất cả các tuyến phố tại TP. Buôn Ma Thuột và toàn tỉnh Đắk Lắk. 

Các đại biểu nhấn nút kích hoạt tuyến phố không tiền mặt tại Buôn Ma Thuột 2023.
Các đại biểu nhấn nút kích hoạt tuyến phố không tiền mặt tại Buôn Ma Thuột 2023.

Đây là sự kiện nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ kinh doanh thông qua những tiện ích thanh toán không tiền mặt.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lưu Văn Khôi, Giám đốc Sở Công thương cho biết, qua chương trình này sẽ khuyến khích nâng cao tiện ích cho người tiêu dùng và các cơ sở kinh doanh sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khi mua sắm, giao dịch, thanh toán tại TP. Buôn Ma Thuột.

Bên cạnh đó, người dân trên địa bàn sẽ có cơ hội được tận hưởng những chính sách ưu đãi từ các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán, các nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ để xây dựng thói quen chi trả thanh toán không tiền mặt, qua đó từng bước hướng đến các mục tiêu xây dựng xã hội số, kinh tế số cũng như kế hoạch chuyển đổi số nói chung cả thành phố và quốc gia.

Đinh Hằng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.