Multimedia Đọc Báo in

Thả 17.500  con cá giống bổ sung nguồn lợi thủy sản tại hồ Vụ Bổn

16:30, 29/08/2023

Sáng 29/8, Chi cục Thủy sản phối hợp với UBND huyện Krông Pắc tổ chức Lễ thả cá giống bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại hồ Vụ Bổn (xã Vụ Bổn).

Tại buổi lễ, 17.500 con cá giống gồm các loại: trôi, trắm, mè, chép, rô đồng đã được đại diện Chi cục thủy sản, đoàn viên, thanh niên và ngư dân thả xuống hồ Vụ Bổn nhằm bổ sung một số giống, loài thủy sản bản địa đang có nguy cơ bị suy giảm.

ảnh
Lãnh đạo Phòng NN-PTNT huyện Krông Pắc tham gia thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản tại hồ Vụ Bổn.

Cùng với hoạt động thả cá, Chi cục Thủy sản còn tuyên truyền, phổ biến về Luật Thủy sản 2017; các quy định về quản lý, khai thác, xử lý vi phạm trong khai thác thủy sản bằng thuốc nổ, xung điện, hóa chất độc hại hủy diệt nguồn lợi thủy sản.

ảnh
Đoàn viên, thanh niên và người dân tham gia thả cá.

Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, hành động trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của cộng đồng; phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể và người dân trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; giữ cân bằng hệ sinh thái, cải thiện đời sống cho nhân dân sống tại các thủy vực; từng bước xã hội hóa công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.

ảnh
Đoàn viên, thanh viên phát tờ rơi tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho người dân.

Được biết, từ 29/8 đến 8/9/2023, Chi cục Thủy sản sẽ tổ chức 5 đợt thả cá, với khoảng 96.600 con cá giống các loại tại một số sông, hồ lớn ở 5 huyện là: Krông Pắc, H’leo, Krông Ana, Krông Năng và Lắk.

Đây là hoạt động được duy trì hằng năm để góp phần tái tạo và phục hồi nguồn lợi, đa dạng hóa các giống loài thủy sản trong các vùng nước tự nhiên trên địa bàn Đắk Lắk.

Minh Thuận


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.