Multimedia Đọc Báo in

133 vùng trồng sầu riêng Đắk Lắk đang chờ cấp mã số

15:14, 17/10/2023

Sở NN-PTNT cho biết, toàn tỉnh hiện còn 133 vùng trồng (diện tích 2.892 ha) đang chờ Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt cấp mã vùng để xuất khẩu chính ngạch.

Đến nay Đắk Lắk mới có 49 vùng trồng sầu riêng được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã số, tổng diện tích là 2.186 ha, sản lượng đạt khoảng 45.200 tấn.

Bên cạnh đó, Đắk Lắk cũng có 17 cơ sở đóng gói được cấp mã số; 9 cơ sở đang chờ Tổng cục Hải quan Trung Quốc kiểm tra.

sầu riêng
Thu hoạch sầu riêng xuất khẩu tại mã vùng trồng của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Tân Lập Đông (huyện Krông Búk).

Thời gian qua, công tác quản lý, giám sát mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh, theo đó, kết quả giám sát 49/49 vùng trồng sầu riêng đều đáp ứng các quy định của nước nhập khẩu. Các sở, ngành, địa phương cũng đã chủ động triển khai nhiều biện pháp quản lý sử dụng mã số vùng trồng, như: tuyên truyền, khuyến cáo; thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát; triển khai các phương án nghiệp vụ đấu tranh, ngăn chặn kịp thời hành vi gian lận thương mại về mã số vùng trồng...

Sở NN-PTNT đã đề nghị Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) thông báo với Tổng cục Hải quan Trung Quốc tiếp tục duy trì 49 mã số vùng trồng nêu trên; chỉ đạo các chi cục kiểm dịch vùng kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói của các tổ chức, cá nhân khi xuất khẩu để hạn chế tình trạng gian lận mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói.

Đồng thời, đề nghị Cục Bảo vệ thực vật xem xét việc hỗ trợ thực hiện thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu, thủ tục khai báo hải quan tại địa phương nhằm kiểm soát được nguồn gốc các lô hàng, ngăn ngừa tình trạng gian lận, mạo danh trong việc sử dụng mã số phục vụ xuất khẩu; hướng dẫn chế tài xử lý những hành vi vi phạm liên quan đến mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói.

Minh Thuận


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.