Multimedia Đọc Báo in

Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng trưởng hơn 34%

14:14, 06/10/2023

Từ đầu năm đến nay, chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng mạnh, trong đó nổi bật nhất là hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo (ngành công nghiệp mạnh nhất của Đắk Lắk) đạt mức tăng trưởng 34,3% so cùng kỳ năm 2022.

Cụ thể, các ngành có mức tăng mạnh nhất là ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (tăng 660%); sản phẩm quần áo (tăng hơn 458%); in, sao chép bản ghi các loại (tăng 73,58%); chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (tăng 39,02%); sản xuất chế biến thực phẩm (tăng 31,11%).

Sản phẩm các ngành này tăng mạnh do nhu cầu của thị trường được cải thiện, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đang trên đà phục hồi, cùng với đó là một số nhà máy mới đi vào hoạt động.

Một cơ sở chế biến cà phê trong Khu công nghiệp Hòa Phú
Một cơ sở chế biến cà phê trong Khu công nghiệp Hòa Phú

Tuy nhiên, một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có sự sụt giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó giảm mạnh nhất là ngành sản xuất máy móc thiết bị (giảm 38,83%); sản xuất đồ uống (giảm 29,01%); sản phẩm bia đóng chai (giảm 32,72%); sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại (giảm 9,46%)...

Minh Chi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.