Multimedia Đọc Báo in

Huyện Ea Kar: Giải ngân hơn 43% vốn Chương trình 1719

18:16, 23/10/2023

UBND huyện Ea Kar cho biết, tính đến 30/9, Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Chương trình 1719) triển khai trên địa bàn huyện đã giải ngân được gần 50 tỷ đồng, chiếm 43,8% tổng số vốn đầu tư của Chương trình năm 2023. 

Trong đó, nguồn vốn sự nghiệp giải ngân hơn 6,5 tỷ đồng (19,21% nguồn vốn); nguồn vốn đầu tư phát triển giải ngân trên 43,4 tỷ đồng (54,24% nguồn vốn).

đường giao thông nông thôn ở xã Cư Prông (huyện Ea Kar) đang được đầu tư kiên cố hóa từ nguồn vốn của Chương trình 1719
Đường giao thông nông thôn ở xã Cư Prông (huyện Ea Kar) đang được đầu tư kiên cố hóa từ nguồn vốn của Chương trình 1719.

Được biết, trên địa bàn huyện đang triển khai 9/10 dự án thuộc Chương trình 1719, với tổng kinh phí thực hiện năm 2023 là gần 114 tỷ đồng, trong đó vốn sự nghiệp (năm 2022 chuyển qua và năm 2023) gần 34 tỷ đồng; vốn đầu tư phát triển trên 80 tỷ đồng.

Để bảo đảm giải ngân 100% nguồn vốn thuộc Chương trình 1719 trong năm 2023, UBND huyện Ea Kar chỉ đạo UBND các xã được đầu tư từ chương trình tiến hành các thủ tục triển khai thực hiện những dự án thành phần theo đúng hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc, UBND tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh. 

Đồng thời, triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 03/NQ-HĐND, ngày 28/1/2022 của HĐND huyện về việc thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Ea Kar giai đoạn 2021 – 2025; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ cơ sở và cộng đồng, người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Tăng cường vai trò của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể trong việc vận động đồng bào các dân tộc thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc; vận động đồng bào hăng hái phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại Nhà nước; làm tốt công tác nắm tình hình cơ sở, vấn đề bức xúc và tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.

Bên cạnh đó, đề nghị các cơ quan cấp tỉnh triển khai tập huấn, có văn bản hướng dẫn đầy đủ để địa phương triển khai thực hiện một số nội dung còn vướng mắc, chưa thực hiện được.

Minh Thuận


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.