Multimedia Đọc Báo in

17 doanh nghiệp Đắk Lắk tham gia Hội nghị kết nối cung cầu tại TP. Hồ Chí Minh

17:02, 21/12/2023

Sở Công Thương cho biết, tại Hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành năm 2023, tỉnh Đắk Lắk có 17 doanh nghiệp (DN) tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng vùng miền.

Các DN của Đắk Lắk tham gia trưng bày, giới thiệu những sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh (như: cà phê, tiêu, mật ong, mắc ca, ca cao, điều…); quảng bá về tiềm năng, thế mạnh của DN đến các nhà phân phối để tìm kiếm cơ hội hợp tác, kinh doanh.

Đồng thời, tham gia các buổi xúc tiến thương mại, kết nối giao thương để tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh Đắk Lắk tại Hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành năm 2023.
Gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh Đắk Lắk tại Hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành năm 2023.

Hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành năm 2023 diễn ra từ ngày 21 đến 24/12, với sự tham gia của gần 200 DN đến từ 45 địa phương trên cả nước.

Đây là hoạt động kết nối hai chiều, không chỉ hỗ trợ các địa phương tiêu thụ sản phẩm mà còn bổ sung nguồn hàng bình ổn thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh.

Trong khuôn khổ hội nghị còn diễn ra chuỗi sự kiện kết nối cung cầu, gồm: Hội nghị tập huấn thương mại điện tử nội địa và xuyên biên giới; Kết nối B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) tập trung; Kết nối B2B chuyên đề theo địa phương; Kết nối trực tuyến giữa DN phân phối và DN cung ứng thông qua website: ketnoicungcau.vn...

Trong đó, chuỗi sự kiện đáng chú ý nhất là chương trình trao đổi trực tiếp giữa 12 hệ thống phân phối, 5 sàn thương mại điện tử và hơn 1.000 nhà cung cấp đến từ các tỉnh, thành trên cả nước.

Tuyết Mai


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.