Multimedia Đọc Báo in

Tỉnh Đắk Lắk kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong giải phóng mặt bằng các mỏ vật liệu phục vụ Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

22:01, 09/01/2024

UBND tỉnh vừa có công văn kiến nghị Bộ Giao thông vận tải tiếp tục báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện việc thu hồi đất, lập phê duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các điểm mỏ vật liệu xây dựng thông thường phục vụ Dự án thành phần 3 thuộc Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột.

Công văn nêu rõ, theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai năm 2013 và hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan, việc giải phóng mặt bằng các điểm mỏ thực hiện theo cơ chế thỏa thuận giữa nhà thầu thi công và chủ sử dụng đất. Tuy nhiên, thực tế công tác thỏa thuận bồi thường, hỗ trợ về đất đai để khai thác mỏ vật liệu gặp nhiều khó khăn. Trong trường hợp chủ sử dụng đất không đồng thuận thì thiếu chế tài để cưỡng chế giải phóng mặt bằng, thời gian thỏa thuận kéo dài, ảnh hướng đến tiến độ của dự án.

Thi công Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đoạn qua huyện Krông Pắc.
Thi công Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đoạn qua huyện Krông Pắc.

Thực hiện Dự án thành phần 3, UBND tỉnh Đắk Lắk đã thống nhất đưa 18 vị trí bãi thải, 17 vị trí trạm trộn, 11 vị trí mỏ đất, 19 vị trí mỏ đá và 9 vị trí mỏ cát. Sau khi rà soát, UBND tỉnh đã thống nhất về mặt nguyên tắc các mỏ gồm: mỏ đá, đất tại xã Hòa Tiến, huyện Krông Pắc, với diện tích 13,96 ha; mỏ đá tại khu I, mỏ đá D2, xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột và xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, với diện tích 12,56 ha; mỏ cát tại sông Krông Pách đoạn xã Cư Bông và xã Cư Yang thuộc huyện Ea Kar có chiều dài khoảng 6,7 km, diện tích khoảng 13,4 ha, trữ lượng theo quy hoạch khoảng 268.000 m3.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.