Multimedia Đọc Báo in

Thi công nền đường công vụ tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đoạn qua huyện Ea Kar đạt 76%

17:35, 20/02/2024

Đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột có tổng chiều dài 117,5 km, trong đó đoạn đi qua địa bàn huyện Ea Kar có chiều dài tuyến 13,5 km do nhà thầu chính là Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải và nhà thầu phụ Công ty TNHH Xây dựng & Thương mại Sài Gòn thi công gói thầu số 1.

Gói thầu số 1 được khởi công từ ngày 24/11/2023, đến thời điểm này, các đơn vị đang tiến hành thi công nền đường công vụ dọc tuyến (đạt 76%); đào đắp tuyến chính và thi công nền đường tuyến chính (8,22 km); thi công cầu, hầm chui dân sinh, cống ngang, hào kỹ thuật… với giá trị khối lượng đạt 47,168 tỷ đồng/1.391 tỷ đồng.

gdfg
Đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đoạn qua địa bàn huyện Ea Kar đang dần định hình. 

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh (chủ đầu tư dự án thành phần 3) đề ra mục tiêu hoàn thành hạng mục nền đường và công trình cống thoát nước trước ngày 30/06/2024; gói thầu số 1 dự kiến kết thúc vào ngày 30/12/2025.

Để bảo đảm tiến độ thi công, các đơn vị thi công đã bố trí nhân lực gồm 188 người, 65 máy móc, thiết bị và chia làm 11 mũi thi công liên tục 3 ca, 4 kíp kể cả trong ngày nghỉ, lễ, Tết. Bên cạnh đó, các đơn vị đã tích cực phối hợp, làm việc trực tiếp với ngành hữu quan, địa phương để thống nhất vị trí đổ thải, mỏ vật liệu, kiến nghị giải quyết những vướng mắc phát sinh…

Nhằm chia sẻ, động viên các nhà thầu, kỹ sư, công nhân đang tích cực làm việc ngày đêm góp phần hoàn thành dự án đúng thời gian quy định, ngày 20/2, huyện Ea Kar đã thành lập Đoàn công tác do Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Ea Kar Y Nhuân Byă làm Trưởng đoàn cùng các đồng chí lãnh đạo huyện đi thăm, khảo sát thực tế việc thi công gói thầu số 1, Dự án thành phần 3 đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đoạn qua huyện Ea Kar.

Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.