Multimedia Đọc Báo in

Đắk Lắk có 2 dự án lọt vào Vòng chung kết Cuộc thi SV-Startup lần thứ VI

16:50, 11/03/2024

Theo kết quả công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), tỉnh Đắk Lắk có 2 dự án lọt vào Vòng chung kết Cuộc thi “Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ VI (SV-Startup).

Hai dự án, gồm: Dự án “Thiết bị hỗ trợ gõ sầu riêng” của Trường Đại học Tây Nguyên và Dự án “Sản xuất muối đồng bào vùng Tây Nguyên muối AMRÊČ” của Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk.

Cuộc thi SV-Startup lần thứ VI do Bộ GD-ĐT tổ chức với mục đích thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho sinh viên. Đồng thời, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển đổi số, thương mại hóa, hình thành các dự án khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục.

Bên cạnh đó, cuộc thi còn tạo môi trường để sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, giải pháp, dự án khởi nghiệp; tìm kiếm và hỗ trợ các dự án, ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên.

thiết bị hỗ trợ gõ sầu riêng của nhóm 5 bạn sinh viên ngành Sư phạm Vật lý, Khoa Khoa học tự nhiên và Công nghệ (Trường Đại học Tây Nguyên)
Thiết bị hỗ trợ gõ sầu riêng do nhóm 5 sinh viên ngành Sư phạm Vật lý, Khoa Khoa học tự nhiên và Công nghệ (Trường Đại học Tây Nguyên) chế tạo.

Các dự án tham gia Cuộc thi SV-Startup lần thứ VI sẽ trải qua 5 vòng thi: cơ sở, bán kết, đào tạo, bình chọn online và vòng chung kết. Các lĩnh vực dự thi bao gồm: Công nghiệp, chế tạo sản phẩm; Nông, lâm, ngư nghiệp; Giáo dục, du lịch, dịch vụ, tài chính; Y tế, chăm sóc sức khỏe, công nghệ làm đẹp; Kinh doanh tạo tác động cho xã hội.

Dự kiến Vòng chung kết cuộc thi “Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ VI sẽ diễn ra vào tháng 4/2024.

Khả Lê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.