Multimedia Đọc Báo in

Tìm hướng phát triển bền vững cho nghề trồng dâu, nuôi tằm trên địa bàn huyện Krông Bông

19:48, 19/03/2024

Theo đó, đoàn khảo sát đã đi thực một số địa điểm về trồng dâu, nuôi tằm và tham quan tại hai xã Yang Reh và Hòa Lễ. Qua thực tế khảo sát tại các địa phương cho thấy, nghề trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Krông Bông đã phát triển, cho hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm và đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nông dân (thu nhập bình quân đạt 350 – 400 triệu đồng/ha/năm).  

Tuy nhiên, việc phát triển nghề dâu tằm tơ tại địa phương còn khá nhỏ lẻ và chưa tập trung; đầu ra của sản phẩm đang phụ thuộc vào khâu trung gian. Bên cạnh đó, người trồng dâu, nuôi tằm còn thiếu vốn sản xuất, nhất là vốn đầu tư nhà nuôi tằm đúng với quy trình kỹ thuật (hiện nay đa số bà con nuôi tằm bằng cách tận dụng nhà bếp, chuồng heo, chuồng gà…) nên năng suất còn hạn chế; chưa chủ động được con giống tại chỗ, phải nhập từ các tỉnh khác, chất lượng chưa cao; chưa được tập huấn chuyên sâu về kỹ thuật nuôi tằm…

Đoàn khảo sát thăm cánh đồng trồng dâu tại xã Hòa Lễ.
Đoàn khảo sát thăm cánh đồng trồng dâu tại xã Hòa Lễ.

Trên cơ sở đi thực địa, đoàn khảo sát đã tập trung thảo luận và đề ra các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm và ươm tơ trên địa bàn huyện Krông Bông theo hướng hàng hóa, bền vững, như: đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản để nâng cao năng suất, chất lượng dâu, tằm tơ; quan tâm đầu tư, hỗ trợ mở rộng quy mô phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm đối với các hộ dân có điều kiện phù hợp xây dựng các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm…

Được biết, toàn huyện Krông Bông hiện có 51 hộ trồng dâu, nuôi tằm, với tổng diện tích trồng dâu hơn 50 ha, tập trung chủ yếu ở các xã: Hòa Lễ, Yang Reh, Cư Đrăm, Hòa Phong, Cư Pui và Hòa Thành.

Tuyết Mai


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.