Multimedia Đọc Báo in

Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ước đạt 21.500 tỷ đồng

11:15, 24/07/2024

Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) cho biết, trong thời gian qua, tỉnh và các sở, ngành, đơn vị, địa phương đã tích cực triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn.

Theo đó, Sở KH-ĐT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định về việc giao nhiệm vụ hỗ trợ DNNVV năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, với tổng kinh phí gần 1,7 tỷ đồng. Từ đó làm cơ sở để các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai những nội dung hỗ trợ và hướng dẫn hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ đến các DN trên địa bàn tỉnh để biết và đăng ký.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia và triển khai có hiệu quả, thiết thực Chương trình kết nối ngân hàng – DN bằng các hình thức phù hợp như: tổ chức hội nghị khách hàng; trực tiếp làm việc, đối thoại, trao đổi với khách hàng… Đồng thời mở rộng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DN; chủ động xử lý kiến nghị đối với hoạt động ngân hàng. Tính đến hết tháng 6/2024, dư nợ cho vay DNNVV ước đạt 21.500 tỷ đồng (chiếm 13,77% tổng dư nợ, tăng 3,89% so với đầu năm), với gần 3.000 DN còn dư nợ.

Sản xuất nấm tại một doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột.
Sản xuất nấm tại một doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các kế hoạch về triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho DNNVV trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến DNNVV, các nội dung liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, DN, trọng tâm là những nội dung về chính sách, quy định mới trong các văn bản pháp luật; cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh; cải cách hành chính… Sở Tư pháp cũng đã biên soạn và cấp phát miễn phí sổ tay, các tài liệu liên quan đến thủ tục pháp lý cho người dân, DN.

Sở Thông tin và Truyền thông cũng đang triển khai đến các DNNVV trên địa bàn tỉnh để khảo sát về nhu cầu hỗ trợ chuyển đổi số trong năm 2024 theo quy định.

Ngoài ra, các đơn vị đã chủ động rà soát nhu cầu của cộng đồng DN trên địa bàn tỉnh và tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nhằm bổ sung thêm kiến thức về quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập kinh tế quốc tế.

Khả Lê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.