Multimedia Đọc Báo in

GRDP của tỉnh Đắk Lắk đứng đầu khu vực Tây Nguyên

14:11, 04/07/2024

Sáng 4/7, Cục Thống kê Đắk Lắk tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024 của tỉnh Đắk Lắk.

Số liệu thống kê cho thấy, tổng sản phẩm (GRDP) 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn toàn tỉnh (giá so sánh 2010) ước đạt gần 25.493 tỷ đồng (tương đương gần 39,3% kế hoạch, tăng 4,13% so với cùng kỳ năm 2023).

Đối chiếu với báo cáo của Tổng cục Thống kê, GRDP của tỉnh Đắk Lắk đứng đầu khu vực Tây Nguyên.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 6,3%, toàn tỉnh có 690 doanh nghiệp thành lập mới; kim ngạch xuất khẩu 920 triệu USD; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hơn 4.229 tỷ đồng; toàn tỉnh tạo việc làm cho 16.300 người; lượng khách du lịch đạt hơn 1,1 triệu lượt khách. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa và an sinh xã hội được quan tâm…

Các đại biểu dự buổi họp báo
Các đại biểu dự buổi họp báo.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế thấp hơn kịch bản tăng trưởng của tỉnh đề ra; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn; thu tiền sử dụng đất đạt thấp; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; các vụ vi phạm pháp luật, trật tự an toàn xã hội, vi phạm về lâm luật còn xảy ra ở một số địa bàn…

Lãnh đạo Cục Thống kê Đắk Lắk công bố số liệu về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh
Cục trưởng Cục Thống kê Đắk Lắk Đỗ Tấn Xuân công bố số liệu về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tại buổi họp báo, Cục Trưởng Cục Thống kê Đắk Lắk Đỗ Tấn Xuân đã thông tin, làm rõ thêm một số nội dung mà phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí quan tâm như: tình hình thu ngân sách của tỉnh; hoạt động của doanh nghiệp; thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 và điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Minh Chi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.