Multimedia Đọc Báo in

Hỗ trợ trên 4.500 phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế gia đình

16:25, 22/08/2024

Sau gần 4 năm (2020 – 2024) triển khai thực hiện, Cuộc vận động "Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số" đã được các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả.

Đến nay, toàn tỉnh xây dựng được 2.061 mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm với trên 4.500 phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia.

Để cuộc vận động đi vào chiều sâu, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo 100% đơn vị cấp huyện tổ chức tuyên truyền, triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ của cuộc vận động đến các chi hội thôn, buôn, tổ dân phố; gắn thực hiện cuộc vận động với phong trào thi đua, các khâu đột phá, các nhiệm vụ trọng tâm của Hội; chọn điểm chỉ đạo xây dựng mô hình tại địa phương để rút kinh nghiệm nhân rộng; hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển kinh tế gia đình, trao tặng cây, con giống, các thiết bị cần thiết trong sản xuất, kinh doanh... với tổng trị giá trên 4 tỷ đồng.

Hội LHPN huyện Ea Súp
Hội LHPN xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp tặng con giống cho phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia mô hình "Thay đổi nếp nghĩ, cách làm" tại địa phương.

Bên cạnh đó, Hội cũng phát động thực hiện Công trình thi đua đặc biệt "100 hoạt động/phần việc hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo", qua đó huy động sự tham gia, hỗ trợ nguồn lực cho chị em với tổng kinh phí trên 8,7 tỷ đồng.

Cuộc vận động đã từng bước giúp các chị em người dân tộc thiểu số dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, từ bỏ tập quán lạc hậu, vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quản lý chi tiêu kinh tế gia đình, tích lũy để tái đầu tư sản xuất; không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước mà tự lực vươn lên, góp phần quan trọng vào công cuộc giảm nghèo tại địa phương.

Vân Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.