Multimedia Đọc Báo in

Toàn tỉnh có 859 doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng hoạt động

18:40, 03/10/2024

Theo UBND tỉnh, ngay từ đầu năm, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, số lượng DN giải thể và tạm ngừng hoạt động trong 9 tháng năm 2024 trên địa bàn tỉnh vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Cụ thể: toàn tỉnh có 153 DN giải thể và 706 DN tạm ngừng hoạt động, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong 9 tháng năm 2024, ước có 1.084 DN thành lập mới, bằng 58,59% KH (1.850 DN thành lập mới), mới tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2023, tổng vốn điều lệ đăng ký trên 7.550 tỷ đồng, giảm 9,19%.

Thời gian này cũng có 289 DN tạm ngừng kinh doanh đã quay trở lại hoạt động. Lũy kế đến 30/9/2024, trên địa bàn tỉnh ước có 13.118 DN còn đăng ký, hoạt động, trong đó có 12.115 DN và 1.003 chi nhánh của DN ngoài tỉnh.

Lãnh đạo tỉnh cùng các sở, ban, ngành đến thăm Công ty Cổ phần Thép Đông Nam Á (Khu công nghiệp Hòa Phú - TP. Buôn Ma Thuột).
Lãnh đạo tỉnh cùng các sở, ban, ngành đến thăm Công ty Cổ phần Thép Đông Nam Á (Khu công nghiệp Hòa Phú - TP. Buôn Ma Thuột). (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân khiến số lượng DN giải thể và tạm ngừng hoạt động trong 9 tháng năm 2024 vẫn tăng cao chủ yếu do tình hình thế giới trong những tháng đầu năm tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường; DN gặp nhiều khó khăn do giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu tăng cao; khó khăn về tài chính, thị trường quốc tế bị thu hẹp.

Ngoài ra, những vấn đề hạn chế nội tại của DN như quy mô nhỏ, tiềm lực hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực chưa đạt yêu cầu, năng lực cạnh tranh yếu… tiếp tục là nguyên nhân chính cản trở sự phục hồi, phát triển của DN trong thời gian qua. Số lượng DN được tiếp cận và thụ hưởng được các chính sách, chương trình hỗ trợ theo quy định cũng còn hạn chế.

Khả Lê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.