Multimedia Đọc Báo in

Khởi tố nữ giám đốc về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

17:36, 05/10/2022

Viện KSND tỉnh vừa phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với bà Nguyễn Thị Thúy Kiều (SN 1980, trú thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’leo - Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu nông sản Đăng Anh) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo kết quả điều tra ban đầu, ngày 17/3/2021, bà Kiều thành lập Công ty TNHH Xuất nhập khẩu nông sản Đăng Anh (địa chỉ tại thị trấn Ea Drăng) để thu mua và nhận ký gửi nông sản. Mặc dù đã mất khả năng trả tiền cho các chủ nợ và những người dân bán, ký gửi nông sản trước đó, nhưng tháng 7/2021 bà Kiều vẫn tiếp tục đưa ra thông tin gian dối, mượn 640 triệu đồng của ông N. Q. (trú cùng huyện). Đến hạn trả nợ, ông Q. đòi nhiều lần nhưng bà Kiều chỉ trả được 200 triệu đồng và chiếm đoạt 440 triệu đồng còn lại.

Lực lượng chức năng làm việc với bà Nguyễn Thị Thúy Kiều (áo màu cam),
Lực lượng chức năng làm việc với bà Nguyễn Thị Thúy Kiều (áo màu cam),

Liên quan đến bà Nguyễn Thị Thúy Kiều, mới đây, chị Nguyễn Thị Thu Hiếu (SN 1985, trú xã Ea Nam, huyện Ea H’leo) đại diện cho hàng chục người dân trên địa bàn huyện Ea H’leo đã đứng đơn tố cáo bà này lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng của họ. Nội dung đơn nêu: Bà Kiều có chồng là ông N.C.Th. (SN 1979, Phó viện trưởng Viện KSND huyện Krông Ana, nguyên Phó viện trưởng Viện KSND huyện Ea H’leo). Vì lẽ đó, khi gia đình bà Kiều mở Công ty TNHH Xuất nhập khẩu nông sản Đăng Anh, đã được nhiều người tin tưởng mang hàng hóa, nông sản đến bán, ký gửi, lấy tiền sau. Đến tháng 10/2021, bà Kiều còn nợ chị Hiếu hơn 36,7 tỉ đồng tiền hàng và nợ khoảng 20 người khác trên 60 tỉ đồng tiền nông sản ký gửi.

Về xử lý trách nhiệm của ông N.C.Th., lãnh đạo Viện KSND tỉnh cho biết, hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh đang tiếp tục điều tra, làm rõ các đơn tố cáo đối với ông này và bà Kiều. Sau khi có kết quả điều tra, Viện KSND tỉnh sẽ xử lý theo quy định pháp luật.

Lê Thành


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.