Multimedia Đọc Báo in

Xử phạt gần 130 triệu đồng đối với 21 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

15:55, 30/05/2023

Cục Quản lý thị trường cho biết, đơn vị vừa tiến hành xử phạt hành chính đối với 21 cơ sở vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, với tổng số tiền gần 130 triệu đồng.

Trong thời gian thực hiện chuyên đề cao điểm "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" (từ 15/4 – 15/5), các Đội Quản lý thị trường trực thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh đã thực hiện kiểm tra 39 cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm chế biến, bao gói sẵn, các mặt hàng thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công thương, như: rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo...

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra mặt hàng bánh kẹo. (Ảnh minh hoạ)
Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra mặt hàng bánh kẹo.

Qua kiểm tra đã phát hiện 21 cơ sở vi phạm quy định về an toàn thực phẩm với các lỗi vi phạm, như: kinh doanh hàng hóa là thực phẩm không rõ nguồn, bảo quản sản phẩm thực phẩm không phù hợp với điều kiện bảo quản ghi trên nhãn của sản phẩm, bán hàng hóa không có dấu hợp quy, không niêm yết giá hàng hóa tại địa điểm phải niêm yết giá hàng hóa theo quy định… 

Theo đó, các Đội Quản lý thị trường đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa vi phạm theo quy định và hoàn thiện hồ sơ, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở vi phạm.

Trong đợt cao điểm này, cùng với việc kiểm tra, các Đội Quản lý thị trường đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trong sử dụng nguyên liệu bảo đảm an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm; đồng thời tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tác hại của việc sử dụng thực phẩm giả, kém chất lượng, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ…

Tuyết Mai


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.