Multimedia Đọc Báo in

Xử phạt hơn 19 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên Facebook

21:07, 03/02/2024

Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Đ.T.H. (phường Tân Tiến, TP. Buôn Ma Thuột), với tổng số tiền 19,5 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp phải đăng ký theo quy định; đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm theo quy định.

Trước đó, qua công tác giám sát, nắm bắt tình hình hoạt động của các cá nhân có kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội Facebook, ngày 22/1, Tổ công tác Thương mại điện tử phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 1 (cùng thuộc Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk) tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh của bà Đ.T.H. có địa chỉ tại phường Tân Tiến, TP. Buôn Ma Thuột.

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra cơ sở kinh doanh của bà với bà Đ.T.H (phường Tân Tiến, TP. Buôn Ma Thuột).
Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra cơ sở kinh doanh của bà với bà Đ.T.H. (phường Tân Tiến, TP. Buôn Ma Thuột).

Tại thời điểm làm việc, đoàn kiểm tra phát hiện bà Đ.T.H. đang bày bán 90 sản phẩm mỹ phẩm (bao gồm son môi, nước hoa các loại…) trên nhãn hàng hóa không thể hiện nội dung về nguồn gốc, xuất xứ; chủ cơ sở không xuất trình được bất kỳ hoá đơn hoặc chứng từ nào chứng minh tính hợp pháp của hàng hoá. Tổng trị giá tang vật vi phạm là 11,4 triệu đồng.

Bà Đ.T.H. khai nhận mua hàng hóa trôi nổi trên thị trường về bán kiếm lời thông qua mạng xã hội Facebook. Ngoài ra, kết quả kiểm tra cho thấy cơ sở này hoạt động dưới hình thức là hộ kinh doanh nhưng không đăng ký thành lập hộ kinh doanh.

Tuyết Mai


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.