Multimedia Đọc Báo in

NATO kêu gọi các nước thành viên giảm phụ thuộc vào Trung Quốc

12:10, 20/06/2023

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg hối thúc các quốc gia thành viên NATO nên giảm phụ thuộc vào hàng nhập khẩu Trung Quốc và hạn chế xuất khẩu các công nghệ tiên tiến sang quốc gia này.

Theo hãng thông tấn TASS, trong phát biểu tại Ngày Công nghiệp, do Liên đoàn Công nghiệp Đức tổ chức hôm 19/6, ông Stoltenberg cho biết: “Chúng ta không nên phụ thuộc hoàn toàn vào các sản phẩm và nguyên liệu thô quan trọng của Trung Quốc. Chúng ta không nên xuất khẩu công nghệ có thể được sử dụng để chống lại chúng ta hoặc mất quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng quan trọng, như mạng 5G”.

Ông Stoltenberg nói rằng NATO sẽ tiếp tục giao thương và hợp tác với Trung Quốc, nhưng đồng thời phải tránh phụ thuộc ở những lĩnh vực khiến NATO dễ bị tổn thương.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: TASS
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: TASS

Người đứng đầu NATO cũng kêu gọi các quốc gia thành viên và các công ty tư nhân hợp tác để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.

Mối quan hệ giữa NATO và Trung Quốc gần đây đã leo thang căng thẳng khi liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu lên kế hoạch mở văn phòng đại diện tại Nhật Bản vào năm 2024. Đây cũng là văn phòng đầu tiên của NATO ở châu Á.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning cho rằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương không hoan nghênh kế hoạch mở văn phòng liên lạc của NATO tại Nhật Bản.

“Chúng tôi muốn nói rằng châu Á - Thái Bình Dương không hoan nghênh đối đầu nhóm, không hoan nghênh đối đầu quân sự”, bà Mao Ning nói và cảnh báo Nhật Bản nên hết sức thận trọng về vấn đề an ninh quân sự.

Theo TTXVN/Tintuc
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.