Multimedia Đọc Báo in

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden: “Không còn nhiều thời gian” để giúp Ukraine

11:15, 02/10/2023

Phát biểu từ Nhà Trắng hôm 1/10 sau khi ký gói tài trợ ngăn không để chính phủ đóng cửa vào phút cuối mà không có phần hỗ trợ cho Ukraine, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nhấn mạnh: “không có nhiều thời gian” để giúp Kiev.

Theo CNBC, phát biểu từ phòng Roosevelt sau khi Quốc hội Hoa Kỳ thông qua gói tài trợ ngân sách ngắn hạn giúp chính phủ thoát khỏi nguy cơ đóng cửa, Tổng thống Joe Biden cho rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được để sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với Ukraine bị gián đoạn.

Gói tài trợ ngân sách ngắn hạn giúp chính phủ Hoa Kỳ thoát khỏi nguy cơ đóng cửa không bao gồm phần hỗ trợ cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga.

Cùng với việc lưu ý rằng tài trợ ngân sách ngắn hạn giúp chính phủ thoát khỏi nguy cơ đóng cửa chỉ kéo dài tới giữa tháng 11/2023, người đứng đầu Nhà Trắng nhấn mạnh: “Chúng ta có thời gian, nhưng không nhiều và hiện nay đang có cảm giác cấp bách tột độ”, đồng thời yêu cầu Quốc hội đàm phán một gói hỗ trợ (Ukraine) càng sớm càng tốt.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu từ phòng Roosevelt ngày 1/10/2023. Ảnh: AP
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu từ phòng Roosevelt ngày 1/10/2023. Ảnh: AP

Theo ông Biden, phần lớn cả hai đảng: Dân chủ và Cộng hòa cũng như Thượng viện và Hạ viện ủng hộ việc giúp đỡ Ukraine chống lại Nga, cho nên cần phải “ngưng trò chơi lại” và thực hiện việc bỏ phiếu thông qua một gói viện trợ riêng cho Ukraine, đảm bảo rằng sự hỗ trợ của Washington cho Kiev không bị gián đoạn.

Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, Hoa Kỳ đã viện trợ hàng chục tỷ USD cho Ukraine và cung cấp cho nước này rất nhiều vũ khí, đạn dược.

Mới đây, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã cung cấp 31 xe tăng Abrams cho Ukraine và Kiev cũng chuẩn bị nhận các máy bay chiến đấu F-16 do Hoa Kỳ sản xuất thuộc sở hữu của các đồng minh châu Âu.

Theo mạng tin marketwatch.com ngày 27/9, việc tăng chi tiêu của Lầu Năm Góc đã giúp các nhà sản xuất tiếp tục hoạt động. Đơn đặt hàng hàng hóa lâu dài của Hoa Kỳ - hoặc các sản phẩm lâu bền - đã tăng trong năm qua. Trong tháng 8, đơn đặt hàng của chính phủ đối với hàng hóa liên quan đến quốc phòng đã tăng 19%, phần lớn liên quan đến máy bay.

Xe tăng Abrams của Mỹ khai hỏa. Ảnh: US Army
Xe tăng Abrams của Mỹ khai hỏa. Ảnh: US Army

Các đơn hàng quân sự này phần lớn được chuyển tới các nhà thầu quốc phòng lớn của Hoa Kỳ như Boeing, Northrup Grumman, Raytheon và Lockheed Martin.

Không chỉ chi tiêu quân sự mới thúc đẩy các nhà sản xuất. Các khoản trợ cấp khổng lồ của Chính phủ Mỹ cho năng lượng xanh và việc "tái định cư" - lôi kéo các doanh nghiệp quay trở lại Hoa Kỳ - cũng đã giúp tăng doanh thu của họ.

Nếu không có chi tiêu của chính phủ, các nhà sản xuất Hoa Kỳ sẽ bị thiệt hại nặng nề hơn. Đơn đặt hàng đã chậm lại do nền kinh tế yếu đi, lãi suất cao hơn và sự thay đổi trong thói quen chi tiêu của khách hàng. Nếu loại trừ lĩnh vực quốc phòng, số lượng đơn đặt hàng mới đã giảm trong 12 tháng qua.

Trong khi đó, người tiêu dùng Hoa Kỳ nói riêng đang chi tiêu tương đối nhiều hơn cho dịch vụ so với hàng hóa, một sự đảo ngược so với những gì đã xảy ra ban đầu trong đại dịch COVID-19.

Về phần mình, Moskva đã nhiều lần lên án dòng chảy vũ khí từ phương Tây đến Ukraine.

Điện Kremlin cho rằng những chuyến hàng quân sự đó không thể thay đổi mục tiêu của Mokva mà chỉ làm kéo dài cuộc xung đột. 

Theo TTXVN/Tintuc
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.