Multimedia Đọc Báo in

Xung đột Hamas - Israel: Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc bế tắc trong việc đưa ra nghị quyết

17:39, 26/10/2023

Ngày 25/10, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc một lần nữa không đạt được đồng thuận về nghị quyết liên quan đến cuộc xung đột giữa Phong trào Hồi giáo Hamas và Israel.

Dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất đã không được nhất trí thông qua tại Hội đồng Bảo an khi chỉ có 10 quốc gia tán thành. Nga, Trung Quốc, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) là những nước phản đối, trong khi Brazil và Mozambique bỏ phiếu trắng.

Dự thảo nghị quyết của Mỹ kêu gọi các bên liên quan xung đột tại Dải Gaza ngừng ngay lập tức vụ tấn công bạo lực để mở đường cho khu vực này tiếp cận hàng viện trợ nhân đạo. Washington cũng thể hiện sự ủng hộ quyền tự vệ của "tất cả các quốc gia" trong giới hạn của luật pháp quốc tế.

Đây là lần thứ hai Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc không thể nhất trí về dự thảo nghị quyết về cuộc xung đột Hamas - Israel. Ngày 16/10, bản dự thảo do Nga đề xuất cũng đã vấp phải sự phủ quyết của Mỹ, Anh, trong khi Pháp và Nhật Bản nằm trong số các nước bỏ phiếu trắng.

Bản dự thảo này kêu goi ngừng bắn hoàn toàn, lâu dài và tôn trọng quyền con người, đồng thời lên án mọi hành vi bạo lực và thù địch nhằm vào dân thường.

Người dân xếp hàng chờ mua thực phẩm tại miền Nam Dải Gaza. Ảnh: THX/TTXVN
Người dân xếp hàng chờ mua thực phẩm tại miền Nam Dải Gaza. Ảnh: THX/TTXVN

Khác với dự thảo của Nga, văn bản do Mỹ soạn thảo lần này không kêu gọi ngừng bắn hoàn toàn.

Trong khi đó, Đại sứ UAE tại Liên hiệp quốc Lana Nusseibeh hối thúc Hội đồng Bảo an có phản ứng "rõ ràng" trước tình hình thảm khốc tại Dải Gaza hiện nay. Bà nhấn mạnh: "Chúng ta đã nghe hàng chục tuyên bố kêu gọi hội đồng coi cuộc sống của người Palestine cũng giá trị như cuộc sống của người Israel."

Dự kiến Đại hội đồng Liên hiệp quốc sẽ thảo luận về tình hình xung đột tại dải Gaza trong ngày 26 và 27/10. Các nguồn tin ngoại giao cũng cho biết các quốc gia Arab đang nghiên cứu soạn thảo một nghị quyết mới, có thể sẽ được biểu quyết trong tuần này.

Theo TTXVN/Vietnam+


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.