Multimedia Đọc Báo in

ASEAN hợp tác ứng phó thách thức an ninh phi truyền thống

11:26, 12/08/2022

Hiện nay, các vấn đề mang tính toàn cầu, xuyên biên giới đe dọa đến các quốc gia trên thế giới xuất hiện ngày một nhiều, đòi hỏi các nước hợp tác ứng phó, bao gồm cả các quốc gia Đông Nam Á.

Hợp tác ứng phó

An ninh phi truyền thống nhìn chung được hiểu là những thách thức không có nguồn gốc quân sự nhưng có ảnh hưởng rộng khắp đến các quốc gia trên thế giới.

Các vấn đề an ninh phi truyền thống có những đặc điểm chủ yếu như tính chất xuyên quốc gia, khó đoán định, dịch chuyển và mở rộng phạm vi ảnh hưởng một cách nhanh chóng, có khả năng chuyển hóa thành các vấn đề an ninh truyền thống.

Đối mặt với những thách thức này, Việt Nam và các nước ASEAN đã và đang có nhiều nỗ lực nâng cao hiệu quả hợp tác nhằm ứng phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống. Các nước thành viên ASEAN đã thiết lập những cơ chế hợp tác nhằm cùng đối phó với những vấn đề nêu trên tại nhiều cuộc họp cấp cao.

ASEAN tăng cường năng lực hợp tác ứng phó thách thức an ninh phi truyền thống. (Ảnh minh họa: Internet)
ASEAN tăng cường năng lực hợp tác ứng phó thách thức an ninh phi truyền thống. Ảnh minh họa: Internet

Năm 2021, tại Hội nghị tham vấn Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia (AMMTC) + Trung Quốc lần thứ 8, AMMTC+ Nhật Bản lần thứ 6, AMMTC+ Hàn Quốc lần thứ 2 và AMMTC+ 3, các đại biểu đã trao đổi quan điểm về những lĩnh vực hợp tác ưu tiên, bao gồm việc ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.

Bên cạnh đó, cơ chế hợp tác ASEAN với 2 nước Nhật Bản và Hàn Quốc đã không ngừng được củng cố và phát triển, góp phần quan trọng vào hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực Đông Á.

Năm nay, tại Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ, hai bên đã thúc đẩy hợp tác ứng phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống, ưu tiên hợp tác phục hồi kinh tế xã hội sau dịch bệnh, ổn định chuỗi cung ứng, phát triển bền vững, thu hẹp khoảng cách,…

Cùng trong năm 2022, tại Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR), Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề xuất đẩy mạnh hợp tác trong ASEAN và với các Đối tác liên quan đến lĩnh vực an ninh phi truyền thống đang nổi lên như an ninh mạng, an ninh biển, an ninh nguồn nước, biến đổi khí hậu, cũng như các thách thức an ninh mới do đại dịch COVID-19 gây ra...

Ngoài ra, việc hợp tác giữa Việt Nam và các nước thành viên trong ASEAN nhằm đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống được thực hiện trong khuôn khổ các Kế hoạch tổng thể xây dựng ba trụ cột Chính trị - An ninh, Kinh tế và Văn hóa - Xã hội của Cộng đồng ASEAN.

An ninh phi truyền thống trên biển

Những thách thức an ninh phi truyền thống này cần được giải quyết ở các cấp độ khu vực, hợp tác ba bên, song phương cũng như giữa khu vực với bên ngoài, trong khuôn khuôn khổ của các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như ARF, ADMM+, EAS, EAMF, và một số cơ chế khu vực khác như CSCAP hay ReCAAP.

Ô nhiễm môi trường biển là thách thức lớn đối với các quốc gia. (Ảnh minh họa: Internet)
Ô nhiễm môi trường biển là thách thức lớn đối với các quốc gia. Ảnh minh họa: Internet

Là một quốc gia có đường bờ biển dài, vùng biển rộng, việc hợp tác chống khủng bố, chống cướp biển, bảo vệ môi trường biển và ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống trên biển là yêu cầu cấp bách đối với Việt Nam.

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần chủ động hài hòa hóa khung khổ pháp lý với khu vực và quốc tế trên mọi lĩnh vực. Song song với đó là tăng cường hợp tác khu vực trong khuôn khổ của ASEAN, các cơ chế do ASEAN dẫn dắt nhằm nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển và bảo vệ môi trường cũng như thông qua các cơ chế này để bảo vệ các lợi ích hợp pháp của mình trên biển.

Theo Baoquocte.vn


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.