Multimedia Đọc Báo in

Giải vô địch bóng chuyền nam, nữ tỉnh Đắk Lắk năm 2024

20:16, 06/04/2024

Trong 3 ngày (từ ngày 4 đến 6/4), tại huyện Ea H’leo, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Giải vô địch bóng chuyền nam, nữ tỉnh Đắk Lắk năm 2024.

Tham dự giải có 7 đội bóng nam: Công ty TNHH Một thành viên Cao su Ea H’leo, thị xã Buôn Hồ, huyện Buôn Đôn, huyện Cư Kuin (bảng A); Công an tỉnh, huyện Ea H’leo, huyện Krông Pắc (bảng B). Các đội thi đấu vòng tròn tính điểm, chọn 2 đội nhất nhì mỗi bảng vào bán kết.

Trận chung kết giữa Công ty TNHH Một thành viên Cao su Ea H’leo (trang phục đỏ) và huyện Cư Kuin.
Trận chung kết giữa Công ty TNHH Một thành viên Cao su Ea H’leo (trang phục đỏ) và huyện Cư Kuin.

Trong khi đó ở nội dung nữ có 3 đội Công an tỉnh, Krông Năng và chủ nhà Ea H'leo. Các đội thi đấu vòng tròn một lượt, đội có điểm số cao nhất giành chức vô địch. 

Kết quả ở nội dung nam, Công ty TNHH Một thành viên Cao su Ea H’leo xuất sắc đoạt chức vô địch sau khi vượt qua huyện Cư Kuin trong trận chung kết với tỷ số 3 - 0; huyện Cư Kuin xếp thứ Nhì; hai đội Công an tỉnh và Ea H’leo đồng giải Ba.

Ban tổ chức trao thưởng ở nội dung nữ.
Ban tổ chức trao thưởng ở nội dung nữ.

Còn ở giải nữ, chủ nhà Ea H’leo xếp thứ Nhất; đội Công an tỉnh và Krông Năng lần lượt xếp thứ Nhì và thứ Ba.

Ban tổ chức cũng trao danh hiệu nữ vận động viên chuyền 2 xuất sắc nhất cho cầu thủ Đặng Thị Ngọc Thuý (Công an tỉnh); cầu thủ tấn công xuất sắc thuộc về Lê Thị Nga của huyện Krông Năng.

Ban tổ chức trao thưởng cho các đội đoạt thành tích cao ở nội dung nam.
Ban tổ chức trao thưởng cho các đội đoạt thành tích cao ở nội dung nam.

Trong khi đó vận động viên Nguyễn Văn Huy (Công ty TNHH Một thành viên Cao su Ea H’leo) đoạt danh hiệu vận động viên chuyền 2 xuất sắc nhất, còn tay đập Hồ Sỹ Thành cũng của Công ty TNHH Một thành viên Cao su Ea H’leo đoạt danh hiệu cầu thủ tấn công xuất sắc nhất.

Đăng Triều


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.