Multimedia Đọc Báo in

Xúc tiến đưa 1 con voi nhà về Đắk Lắk

19:33, 20/12/2022

Ngày 20/12, ông Trần Xuân Phước, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và quản lý, bảo vệ rừng (gọi tắt là Trung tâm) cho biết, đơn vị đang xúc tiến các thủ tục để đưa một con voi từ tỉnh Lâm Đồng về Trung tâm để chăm sóc, nuôi dưỡng.

Con voi được cứu hộ là con voi đực tên Rốk khoảng 30 tuổi thuộc sỡ hữu của Công ty TNHH Lan và Thú ở xã Hiệp An (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng). Trước đây, con voi này được sử dụng để phục vụ du lịch nay chủ sỡ hữu quyết định tặng cho Trung tâm để phục vụ công tác bảo tồn voi.

Một cá thể voi thuộc sở hữu của Vườn Quốc gia Yok Đôn đang được thả tự do trong rừng để thực hiện Dự án du lịch thân thiện với voi.

Để đưa voi Rốk từ tỉnh Lâm Đồng về Đắk Lắk, UBND tỉnh cũng đã có quyết định về việc phê duyệt khoản viện trợ phi dự án Bảo tồn cá thể voi nhà tên Rốk. Trong đó, Tổ Chức động vật Châu Á (AAF) sẽ tài trợ khoản kinh phí 500 triệu đồng cho việc cứu hộ voi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tiếp nhận, chỉ đạo Trung tâm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và nhà tài trợ thực hiện khoản viện trợ theo đúng quy định, đảm bảo mục tiêu, kết quả đề ra; báo cáo khoản viện trợ cho cơ quan chủ quản theo quy định hoặc khi có yêu cầu. Tổ chức AAF hỗ trợ kinh phí theo cam kết, trực tiếp quản lý và giám sát nguồn viện trợ.

Du khách trải nghiệm tour du lịch ngắm voi trong Vườn Quốc gia Yok Đôn.

Đây là con voi thứ 2 được các tổ chức, cá nhân ở tỉnh Lâm Đồng tặng lại cho Trung tâm để phục vụ công tác bảo tồn voi. Trước đó, năm 2017, voi cái H’Blú cũng được Công ty Du lịch sinh thái Phương Nam ở phường 4 (TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) tặng Trung tâm. Hiện nay, con voi này được nuôi dưỡng, chăm sóc trong Vườn Quốc gia Yok Đôn. Voi được tự do đi lại, kiếm ăn, sống thoải mái dưới những tán rừng.

Vạn Tiếp


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.