Multimedia Đọc Báo in

Triển lãm lưu động "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý"

14:02, 06/10/2023

Ngày 6/10, tại Trường THPT Y Jút (xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin), Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND huyện Cư Kuin tổ chức Khai mạc Triển lãm lưu động “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” (Triển lãm).

Tham dự chương trình có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo huyện Cư Kuin; đông đảo cán bộ, đoàn viên, thanh niên, học sinh, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn huyện Cư Kuin.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm.

Triển lãm trưng bày và giới thiệu hơn 100 tư liệu quan trọng do Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp, gồm 6 chủ đề: Bản đồ Việt Nam thời quân chủ (thế kỷ XVI - XIX) khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Bản trích và Châu bản triều Nguyễn thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Bản đồ xuất bản tại phương Tây (thế kỷ XVI - XIX) ghi nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Bản đồ Trung Quốc do phương Tây và Trung Quốc xuất bản (thế kỷ XVI - XX) ghi nhận Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc về Trung Quốc; các hình ảnh, tư liệu quần đảo Hoàng Sa trước năm 1975; một số hình ảnh về quần đảo Trường Sa hiện nay và các hoạt động của cán bộ, chiến sĩ hải quân, nhân dân trên quần đảo Trường Sa.

Học sinh trên địa bàn huyện Cư Kuin tham gia tham quan, tìm hiểu về Triển lãm.

Đây là hoạt động thông tin, tuyên truyền quan trọng, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Với các tư liệu, văn bản, bản đồ, hình ảnh, hiện vật đã khẳng định lập trường chính nghĩa của Việt Nam, nâng cao tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của người dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Triển lãm diễn ra đến ngày 8/10.

Mai Sao


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.